VG34 | VÕ THUẬT VÀ CÁC MÔN PHÁI
watch sexy videos at nza-vids!

Check google pagerank for vg34.wapath.com
Rating for vg34.wapath.com
vg34.wapath.com-Google pagerank and Worth

000stars2 3
VG34.WAPATH.COM



GOOGLE INTERNATIONAL TRANSLATE
DỊCH TRANG WEB NÀY THEO NGÔN NGỮ QUỐC TẾ

Chân thành cám ơn các bạn đã đến với
WAPSITE VG34
WapSite có mục
GIAO LƯU,
xin các bạn hãy sử dụng ngôn từ có văn hóa trong Diển Đàn trên tinh thần tôn trọng và giúp đở cho nhau và tuyệt đối không Quảng Cáo Wap trong Diển Đàn vì tại Trang Chủ này chúng tôi đã thực hiện Blog cho các bạn Quảnng Bá... Xin Cám Ơn

<---->
I. Khái Niệm


Khác với người phương Tây với thói quen phân tích sự việc để quy định thành từng bộ môn sinh hoạt rõ rệt, người phương Đông thuờng áp dụng óc tổng hợp vào mọi ngành sinh hoạt xã hội, và quan niệm rằng cái "hồn" của sự vật là tâm điểm đồng qui của mọi sự việc và vật thể.

Quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Nho giáo và quan niệm "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" của Lão giáo chính là nguồn gốc của mọi ngành sinh hoạt xã hội, đuợc biểu hiện bằng Dịch học.

Áp dụng vào thực tế đời sống, chúng ta thấy ngay sự cách biệt giữa một "sự việc không hồn" và một "sự việc có hồn" trong nếp sống của người Việt. Uống trà là một nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa thanh cao của việc uống trà kết bạn, là trà đạo.

Uống rượu là một thú vui, nhưng biết cách uống rượu với những nghi tắc đặc biệt và một quan niệm cao khiết về nhân tâm thế đạo, giúp tiến, hiến ích, phục vụ con người là tửu đạo. Thưởng hoa là một thú vui thông thường trong đời sống, nhưng biết cách thưởng ngoạn là nghệ thuật thưởng hoa, và nâng cao hơn nữa, là hoa đạo.

Võ học xuất phát từ phương Đông cũng đi theo định lệ ấy, theo tiến trình chung. Mới đầu, chỉ là biểu hiện sức mạnh và tài khéo của cơ thể để tấn công hay tự vệ, được chuyên môn hóa và gọi là võ nghệ. Kế đó là những phát kiến mới về luật thăng bằng và luật quân bình của cơ thể và thân chất, tùy trường hợp mà hình thành các môn phái võ thuật. Sau cùng, quy định những luật tắc rõ rệt về triết lý và đức lý thành võ đạo, để học võ trở thành một ngành học nhân bản phục vụ và hướng thiện hữu hiệu cho xã hội, dân tộc và nhân loại.

Tiến trình của võ học do đó, đi từ "nghệ" tới "thuật" và đi từ "thuật" tới "đạo", tức đi từ những biện pháp, cách thức và kỹ thuật dùng sức mạnh sang triết lý và đức lý dùng sức mạnh, sao cho chính đáng, bên vực lẽ phải, chính nghĩa, bảo vệ quyền sống của con người và góp phần xây dựng xã hội - thay vì những ý đồ ngược lại, làm băng hoại con người và xã hội.

Triết lý về võ học khởi từ ý thức đó, đã nâng cao võ học lên địa vị một ngành học nhân bản và thực dụng ngay trong mọi môi trường hoạt động thiết yếu của con người.

II. Triết lý võ đạo trong triết hệ phương Đông


Chúng ta đều biết võ đạo khởi từ một môn thể thao thực dụng. Môn võ đạo đầu tiên đuợc coi là một ngành thể thao thực dụng với nhân loại, có những triết lý và đức lý được hệ thống hóa và phản ảnh tinh thần Bà La-Môn là Yoga.

Trước hết, Yoga, gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là kết hợp: kết hợp con người với vu trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, kết hợp cái hữu hạn với cái vô hạn.

Về đại cương, chúng ta thấy Yoga không những có tác dụng điều dưỡng thân thể, kinh mạch cho máu huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, mà còn là một môn tu tâm, để tâm hồn luôn luôn hướng thiện, trau giồi đạo đức, thoát khỏi vòng đau khổ trầm luân. Với nguyên lý căn bản "di tinh chế động", Yoga gồm có 4 ngành chính:

Karma Yoga tức Nhân quả kết hợp hoặc Kiết già phu toạ.

Hatha Yoga tức Nhật Nguyệt kết hợp hoặc Âm Dương kết hợp.

Jnana Yoga tức Tâm Tư kết hợp (dùng triết hợp, suy tư để tìm chân lý).

Raja Yoga tức Vương Giả kết hợp.

Từ gốc Yoga Ấn Độ, hòa thượng Đạt Ma Thiền sư đã du nhập vào Trung Quốc, thái dụng với võ thuật cổ truyền Trung Quốc mà lập ra môn phái Thiếu Lâm, chủ yếu lấy tĩnh chế động, lấy đức chế bạo. Dù sao, triết lý căn bản của môn phái này cũng biểu hiện rõ rệt triết lý và đức lý Phật Giáo. Tới Trương Tam Phong, một đạo sĩ ngoại đồ của Thiếu Lâm Tự, ông đã tách rời ra và phát huy một môn võ học riêng biệt nổi tiếng một thời là môn Võ Đang. Tuy là ngoại đồ Thiếu Lâm, nhưng vị sáng tổ Võ Đang có một quan niệm võ học khác hẳn: ông lấy triết lý căn bản võ học của môn phái mình trên tinh thần Khổng-Lão truyền thống của Trung Quốc để sáng tạo ra những nguyên lý võ học thuần nhu mới, lấy tinh túy từ dịch học: Thái Cực (đầu) sinh lưỡng nghi (hai mắt), lưỡng nghi sinh tứ tượng (tay chân), tứ tượng sinh bát quái (8 đoạn xương chân tay) v.v...

Phải chờ đến năm 1659, nhà sư Thiếu Lâm có tục danh Trần Nguyên Tán lưu vong qua Nhật sau khi bị Triều đình Mãn Thanh ruồng đuổi, môn võ cổ truyền Atéwaza Nhật Bản mới đuợc thái dụng với võ Thiếu Lâm hình thành Nhu Thuật vào năm 1627, bởi danh y Sirobei Akiyama. Vốn là người thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo và Thần Giáo truyền thống của Nhật Bản, danh y Sirobei Akiyama mới phát kiến ra một triết lý mới về võ học nhân một trận bão tuyết làm các cây lớn đều đổ, ngoại trừ những cây lau sậy bé nhỏ biết uốn mình theo chiều gió. Luật thăng bằng đã lóe sáng trong tâm tưởng ông một ý niệm nghịch đảo: cây sậy còn vì nó yếu. Tại sao không áp dụng một triết lý mới về võ học: lấy yếu chống mạnh, lấy mềm chống cứng? Nhu Thuật đuợc khai sinh từ đó, và tới năm 1889 mới đuợc bác sĩ Jijoro Kano (1860-1938) biến chế, lược bỏ những thế võ độc hại và vận dụng tư tưởng Nhật Võ Đạo (Bushido) vào việc huấn võ mà hình thành, phát triển Nhu Đạo (Judo).

Cũng phát xuất từ quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Triết học phương Đông, một môn phái khác đuợc tách ra, với tinh lý võ học nghịch đảo hẳn: lấy cứng chống mềm, lấy dài chống ngắn. Đó chính là môn phái Túc Quyền Đạo Đại Hàn (Taekwondo), xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Đại Hàn trong thời Nhật thuộc: bị cấm học võ dân tộc, không đuợc dùng dao hay những đồ cứng, nhọn, theo luật lệ của kẻ thống trị đương thời, mỗi đuờng phố, mỗi thôn xóm Hàn Quốc chỉ đuợc xài chung một con dao phay có xích buộc chặt vào thớt, để tránh những trường hợp nổi loạn "có võ khí" chống lại người Nhật thống trị. Hậu quả thật trái ngược: người Đại Hàn tuy không có võ khí để băm chặt, nhưng đã khổ luyện đôi tay thành cứng rắn để có thể thay thế dao kiếm trong một số hoàn cảnh đặc biệt, và triệt để xử dụng ưu thế về thân chất của mình là chân dài, trong mọi cuộc giao đấu.

Nhìn chung, các triết lý về võ đạo phương Đông tuy bên ngoài tưởng như có vẻ xung khắc nhau, nhưng thực ra là luôn luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm kho tàng võ học nhân loại ngày càng phong phú. Tất cả, không khác hai thành tố âm dương, tức cứng mềm, sáng tối, phải trái, ngắn dài, động tĩnh đun đẩy nhau trong một hợp thể duy nhất, một kết hợp thể duy nhất là đạo, hay thái cực. Cố võ sư Nguyễn Lộc của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đã phát hiện ra giá trị đặc biệt này sau một thời gian khổ công nghiên cứu các tinh hoa võ thuật của nhân loại và các ngành võ, vật cổ truyền dân tộc. Ông thừa nhận rằng từ võ đạo, cơ thể con người không thể thuần cương hay thuần nhu, hoặc chỉ chuyên chú vào tinh thể, tinh chất của lẽ đạo. Cần phải phát huy và phối triển lại. Cần phải có một hợp thể, một kết hợp thể mới, đầy đủ hơn. Nguyên lý võ học "Cương nhu phối triển" đuợc hình thành và chính thức ra mắt vào năm 1938 tại Hà Nội với danh xưng Vovinam Việt Võ Đạo.

Cùng với nguyên lý Cương nhu phối triển, triết lý và đức lý của Vovinam-Việt Võ Đạo cũng ảnh hưởng theo khi chấp nhận các định lý tam nguyên, tam tạo, thường dịch và miên sinh trong vu trụ quan Việt Võ Đạo.

III. Triết lý Việt võ đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản
Việt Võ Đạo chấp nhận nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển" tức công nhận rằng, trong sự sống có 2 thành tố cương nhu biểu trưng cho 2 trạng thái nghịch đối trong đời sống, nhưng cũng đồng thời chủ trương rằng, cần phải phối triển chúng để chúng trở thành hữu dụng. Chúng ta có thể so sánh trường hợp này với sự lượng giá về một đồng tiền hai mặt: nếu chúng ta chỉ chú trọng và nhận xét phiến diện về một mặt của đồng tiền, chúng ta sẽ quên mất mặt kia. Chú trọng cả tới hai mặt của đồng tiền cung không phải là sự lượng giá hoàn hảo đầy đủ, vì ngoài giá trị đó còn những giá trị khác về hình khối, phẩm chất, trọng lượng... kết hợp lại, tạo thành đồng tiền.

Chính cái gọi là "đồng tiền" mới là từ ngữ quán hợp, điều hợp cả hai thành tố phải trái và những yếu tố phụ thuộc khác đã tạo ra nó, cũng như chính đạo thể đã tạo ra âm tố và dương tố, và con người là một công trình kết hợp kỳ diệu của tâm và thân, hoặc võ đạo là sự phối triển của cương và nhu. Đạo thể, con người, võ đạo đã tạo ra và tác thành những thành phần âm dương, tâm thân, cương nhu, tựu trung cũng chỉ là một cách diễn tả có giá trị tương đối, vì chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều từ ngữ hay ví dụ tương tự khác có ý nghĩa tương đương. Quy luật "Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể" của Đông Phuong lại một lần nữa đuợc vận dụng vào triết lý Việt Võ Đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản. Chính sự vận dụng này đã là một công trình suy tư cho Cố Võ sư Nguyễn Lộc trong bối cảnh lịch sử vong quốc vào những năm 30, khi ông chủ xướng chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" giữa lúc các chủ trương cách mạng chính trị với mục đích chống Pháp giành độc lập, đã lôi cuốn rất nhiều quần chúng yêu nước đuong thời với đủ các thành phần trong xã hội khác nhau gia nhập.

Các phong trào cách mạng chính trị đương thời đều đã thu hút một số quần chúng đông đảo nhưng thiếu huấn luyện, và có thể chất suy nhược vừa vì mức sống quá thấp, vừa vì những chủ trương ngu dân đầu độc thanh niên đuong thời bằng rượu ty, thuốc phiện, chính sách văn hóa lãng mạng (hiểu theo nghĩa xấu là trụy lạc). Đương thời chỉ có Nguyễn Lộc là có chủ trương khác hẳn với các nhà cách mạng tiền bối hữu công: ông chủ trương rằng, muốn đánh Pháp đòi độc lập, trước hết phải "Cách Mạng Tâm Thân", cách mạng từ tâm hồn tới thân chất, mới có thể có một lực lượng quần chúng hùng mạnh và quyết tâm khi đảm đương sứ mạng cao cả của dân tộc.

Từ chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân", môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đương thời chủ xướng các sứ vụ phải thực hiện:

Phục hưng hào khí dân tộc (để giáo dục thanh niên từ tâm hồn, ý thức).

Công nhận người là nguyên tố của sống, phải tập trung khả năng trong việc đào tạp "người", tức thế hệ tương lai sắp đảm đương trọng trách trước lịch sử, đầy đủ cả về "Tâm" và "Thân". Tranh thủ độc lập, công bằng xã hội và tình nhân ái. Vận dụng võ học vào mọi sứ vụ phục vụ dân tộc và nhân loại trên căn bản "Cương Nhu Phối Triển".

Từ võ thuật, hình thành một nền võ đạo Việt Nam. Toàn bộ chủ thuyết trên, chỉ có thể gọi tắt là triết lý Việt Võ Đạo, đã đuợc áp dụng tuần tự một cách có hệ thống trong mọi ngành sinh hoạt xã hội và nhân bản phát triển từ năm 1945 tới nay, đóng góp một nguồn nhân lực lớn lao trên mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội trong mọi cảnh huống và tình huống lịch sử.

IV. Kết luận
Triết lý võ đạo tự nó không phải là một động lực kinh tế. Nhưng triết lý võ đạo đã đương nhiên trở thành một sức mạnh kỳ diệu của một dân tộc, và còn phát triển mạnh vào cộng đồng nhân loại. Trong những năm 1940, chúng ta đã được kiếm kiến về hào khí của tinh thần Nhật Võ Đạo trong mọi sứ vụ phục vụ quốc gia của họ. Trong những năm 1950, chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy một quốc gia chiến bại và suy sụp như Nhật Bản, đã sớm phục hồi và phát triển với nhiều triển vọng lớn lao, cũng nhờ tinh thần Nhật Võ Đạo (Bushido) của họ, và đồng thời còn đuợc chứng kiến thêm tinh thần cũng như khả năng phục hồi và phát triển của Đại Hàn trước và sau cuộc nội chiến Nam Bắc.

Chắc chắn trong tương lai, võ đạo Việt Nam không những đem lại cho chúng ta những giá trị triết lý về sự sống hào hùng, cao cả mà còn đem lại những giá trị đức lý đặc biệt trong việc phổ cập ý thức công dân và tinh thần nhân bản trong mọi ngành sinh hoạt xã hội.


Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn, "lấy đức dầy chở vật". Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Ví như nội gia quyền Võ Đang yêu cầu người tập võ phải "lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện cấm bạo hành". Đời Minh, nội gia quyền có năm loại không truyền: kẻ tâm hiểm, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ hời hợt lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu độn.

Bốn loại kẻ kể trên là có liên quan đến võ đức, những kẻ như vậy thì khó có hy vọng có được võ đức, chẳng nên truyền dạy làm gì. Thời Minh, trong "Thiếu Lâm thập điều giới ước" (10 điều ngăn cấm của Thiếu Lâm) có ghi "truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền dạy cho", "người tập luyện thuật này lấy khoẻ thể xác tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen làm việc sớm tối, không được tuỳ ý ngưng nghỉ", "quen có lòng từ bi sâu sắc của cửa Phật, nhàn nhã quen với kỹ thuật, chỉ được sẵn sàng tự vệ, cấm tuyệt bừa bãi theo huyết khí riêng có hành động hiếu dũng ham đấu đá. Kẻ phạm lỗi làm ngược lại thanh quy cùng tội". "Thường ngày đối đãi với sư trưởng (chỉ thầy và người trên như sư bá, sư thúc, sư huynh, v.v..) phải biết kính cẩn làm việc, không được có hành vi chống trả ngạo mạn", "cứu nguy phò khốn, nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu", "nữ sắc nam phong (tính), phạm phải tất trời trách mà cửa Phật ta cũng khó dung tha. Phàm các đệ tử của Thiền Tông ta phải theo điều răn cấm sáng này chớ đừng chú ý...".

Như trên đã nói võ đức bao giờ cũng đứng hàng đầu. "Đức còn trước nghệ", đúng y như khuôn vàng thước ngọc ở các nghề nghiệp khác.

KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ QUYỀN
Thuật biến tạo cái tinh của trời đất là Quyền : “ Muôn sinh mạnh ở cái riêng, tính hấp lực và chi tồn cũng ở tại cái riêng – Muôn vật hoá tồn cũng chính nhờ cái riêng “ . Từ cái ý ấy mà người xưa “ bắt nhại “ cái mạnh của thú vật coi nó như thầy của mình .

Cái mềm dai của giống dây rừng ; cái sắc bén của cật tre nứa ; cái xù cứng gân guốc của cội mai ; cái nhanh khéo của giống khỉ, vượn ; cái quằn quại trói riết của rắn, trăn ; cái dai dẳng lầm lỳ của gấu ; cái hùng dũng vũ bão của hổ, voi ; nét uyển chuyển mềm mại của báo, mèo ; tính bất ổn của mây, gió ; nguyên bất di , bất thiên của núi...

Tất cả là đồng hưởng muôn tạng, hoà hợp với khí âm dương - tạo ra trời đất rồi hướng tâm trụ vào con người.

Khi lý giải về Quyền, các võ sư thường nói: “ Trời đất có tất cả, bắt nhại theo tâm ý của mình, xếp thành khuôn thước, có trước có sau...” Nói như vậy, tưởng là bao la trừu tượng nhưng ngẫm cho cùng quả không có gì là quá. Tự tôi ngay từ hồi còn nhỏ , cũng đã thấy: Quyền là chuỗi những thể thức liên tục, nối vào nhau , giằng với nhau, hàm chứa một thuật luyện công nhất định.

Chính vì vậy, mà có thuật luyện quyền DƯỠNG CÔNG ( ngày nay gọi là QUYỀN DƯỠNG SINH , võ y ) ; có thuật luyện quyền NHẠI CÔNG ; có thuật luyện quyền NGOẠI CÔNG ; có thuật luyện quyền GIAO PHÁP ; có thuật luyện quyền Y GIÁC ... và ngoài ra còn có quyền BINH KHÍ , quyền ĐẶC MÔN. NHẠI CÔNG là thuật luyện quyền công phu của người học võ. Gần như môn phái nào, gia phái nào nếu còn giữa được nét nguyên gốc , bảo tồn được phương pháp tập cổ, đều lấy tinh thần “ NHẠI “ làm căn gốc cho thuật luyện các môn công : “ long, hổ, quy , xà “ của Thiếu lâm ; hay “ biến dịch ngũ hình “ của Vịnh xuân ; hay nền tảng tư tưởng “ lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái ”... của Nho giáo. Và tư tưởng “ Vô vi “ của Lão Trang xem thế giới muôn tạng đều đồng dạng ăn sâu vào tiềm thức tâm luyện của Võ đang ... Hoặc “ Hổ quyền “, “ Xà quyền “ , “ Hầu quyền “ , “ Vân vũ quyền “ chỉ là tên của các bài quyền trong bộ NHẠI CÔNG của môn phái Nhất nam, nhưng ngay tự nó đã chứa được một phần tinh thần bắt nhại đó.

Ngày nay khi xem biểu diễn võ, chúng ta vẫn thỉnh thoảng nhận thấy nết mô phỏng : thế vồ ; vả của Hổ ; thế trườn uốn , đớp của rắn, trăn ; thế vờn , múa , chao , bắt của khỉ , vượn ... Xem qua thì đơn giản nhưng là cả một đời người, nhiều thế hệ nối tiếp của bao đời, quan sát, ngẫm suy để trường tồn, biến cái “ tinh “ của muôn loài thành cái “ riêng “ của mình và đấy là lòng yêu mình, yêu người , là hạt nhân tinh thần của tình người, là một bộ phận của văn hoá thể chất – “ Phỏng sinh học “ có chọn lọc, tiếp nhận tự nhiên, nhưng có được hiệu quả cao nhất, rèn luyện bản lĩnh, bảo vệ mình, bảo vệ người, vươn đến sự hoàn thiện về sức mạnh.

Ở phương diện thứ hai, đối với người phương Đông sự bắt nhại này không chỉ dừng ở bề ngoài “ PHỎNG “ mà là sự hoà đồng, xem mình như một thực thể đồng nhất với thiên nhiên, hoà với thiên nhên , biến tiểu vũ trụ thành đại vũ trụ và ngược lại – lúc đầu thì bắt nhại , nhưng khi thành đạt người tu luyện tự xem kết quả như tự chính mình, và đấy là căn gốc để con người luôn vượt trên tất cả, là điệp sứ, là ông chủ hết thảy.

Sự gần gũi con người trong thiên nhiên, phép thưởng ngoạn tu tiên của người phương Đông, sáng thở khí trời chân tiếp đất, ăn rau quả, uống nước suối , nhiễm bệnh thì dùng thuốc của cỏ cây, tự nhiên tự tại chính là bao hàm cái ý ấy.

Ngay yếu tố ma thuật, hoặc thuần tuý mang tính phồn thực có trong thuật luyện công của người tiền sử , thì một phần cũng là lòng tin chân thành của con người vào sức mạnh huyền bí - Mẹ đất, Cha trời tiếp sức sống cho giống nòi ; sự nhập “ Thiền “ mà bề ngoài chứa sự yên tĩnh , chết lặng, tan biến vào cõi hư vô mà ngày nay nhiều người vẫn tưởng là phi lý, mê hoặc thì chính là công phu hiển nhiên của người hành đạo hiểu lẽ của trời đát quy tụ cho chính mình – Đó là khả năng tập trung cao độ, dồn ý chí nghị lực, sức mạnh vào một mục đích có điểm nhọn đâm xuyên suốt.

Tụ khí, tản khí, lưu thông hệ thống kinh lạc, điều tiết nội dịch, cân bằng nội quan là hiệu ứng có thật, ngoài các chức năng mà ta gọi là thần kinh, đối với chúng tôi có nghĩa trên hết đó là “ KHÍ “ . Mà chính đó cũng là nguyên tắc chữa bệnh của người phương Đông, tự giúp cho các bộ máy của cơ thể con người tự phục hồi, vai trò của thầy thuốc là giảm cái này, tăng cái kia để tạo ra sự cân bằng , thúc bách cơ thể vận động , tự thắng mình, thắng bệnh tật, phép “ DIỆU “ và “ LINH “ gần với thủ pháp tự kỷ ám thị trong nhiều trường hợp có sức mạnh siêu nhiên không thể lý giải bằng cơ chế vật lý mà khoa học ngày nay biết rất rõ.

Ở phương diện thứ ba, sự bắt “ NHẠI “ không dùng ở tính nguyên bản – y nguyên, mà được nâng lên trước hết là hệ quả có tính lựa chọn, tính thực dụng.

Cái mạnh sẽ thắng, cái nhanh sẽ hơn, cái hợp sẽ tồn tại. Đương nhiên là sự trau chuốt theo hướng ứng dụng ngày một hoàn thiện, suốt hàng trăm thế kỷ chỉ tính đối với người phương Đông hàng ngàn cuộc chinh chiến tương tàn, khi mà sức mạnh võ công được đặt lên hàng đầu, khi mà dân tộc này có quyền chiếm đoạt và đè nén dân tộc kia chỉ bởi trời phú cho họ mạnh hơn...

Tính phi lý ấy ở một phương diện cụ thể, ở một thời điểm lịch sử lại là nhân tố tích cực thúc đẩy sự hoàn thiện để chuẩn chu, nâng cấp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực : như kỹ nghệ khai mỏ và chế tạo kim loại, phương tiện vận chuyển thuộc da, vải... và đặc biệt là võ thuật, đó là bảo vật truyền đời của một dòng họ, dòng tướng, là một trong những nguyên nhân tạo nên tính thiện chiến của một đạo quân bao năm ở chế độ trung cổ và phong kiến.

Tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật, tính hiệp sĩ của giới quý tộc châu Âu, nghĩa hiệp anh hùng của người Trung Quốc , bản tính quật cường yêu tự do, coi độc lập tự chủ là lẽ sống còn bao đời của người Việt và đó là nền tảng kết giao muôn người giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng đô hội và vùng hẻo lánh xa xôi, chất keo vô hình nhưng bền chặt đó chỉ tính gần 2000 năm đã viết nên trang sử chói lọi của dân tộc Việt nam – xóm làng anh em cùng nhau đánh giặc , nét nguyên khối, bản sắc của dân tộc Việt nam có được như ngày nay , phần lớn là nhờ ý chí quật cường kiên định và dòng chảy ngồn ngộn ấy – tinh thần thượng võ.

Trong nhiều lần trao đổi, thật đáng thương cho những người tập Quyền phương Đông sau nhiều năm mà chỉ hiểu và chỉ thực hành như một môn thể thao thuần tuý. Không ! Không phải như vậy ; đừng nên đơn giản như biện pháp tập của người Châu Âu. Phải thấu đáo và luyện quyền như một hình thức tu đạo : ở đây chứa cái cho mình và vì mình, vừa chứa cái tự nhiên, tự tại ; vừa chứa cái tâm huyết ôn thần , vừa là võ vừa là hồn của hành động, vừa là khí, vừa là dụng của phẩm cách... cái được của người đi xa là biết lo hành trang cho mình. Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật... ý lực hài hoà, chân tay linh động vung ra như vươn đến cõi xa , thu vào như ôm được muôn cõi, bay thoát tinh thần, sảng khoái tâm can, đượm chứa nét bao dung của con người chí thành, chí hướng mong muốn làm điều thiện, không hàm hồ, không ham dục.

Cái mong ước vươn lên đó không thể một sớm một chiều, không phải người nào cũng có... dù tất cả đều muốn. Nhưng đó vẫn là niềm cầu ước bao đời. Cái ẩn tảng của một bài quyền, vừa chứa cương, vừa chứa nhu: trong cái dũng mạnh có cái khoan thai ; trong cái mềm dẻo chứa cái cuồn cuộn ; một cứng, một mềm ; một dài, một ngắn ; một cong, một thẳng ; một lên, một xuống, chậm mà không ỳ, vươn mà không đổ... hỗn biến nhưng quy tụ vẫn bằng âm, bằng dương.

Thấu triệt tinh thần đó , sảng khoái khoan dung cõi lòng thử hỏi sao không có nhiều người “ THIỆN “ ? Một nếp nghĩ, một lối sống, một quan niệm xử thế, sự thúc bách của nhiều người... dần dần trở thành một xu thế thượng tầng, ăn sâu vào hạ tầng – tính cách tinh thần của một dân tộc nhiều khi được hình thành âm thầm nhưng bền chắc một phần là nhờ như vậy .

Nên, đối với người phương Đông : Quyền là thuật vận động , hài hoà giữa sức mạnh, sức bật, sức bền, độ dẻo, tính nhịp điệu trong một tổng thể khăng khít, hoà hợp giữa con người với thiên nhiên mà tính năng của nó có thể thu âm, thu dương, khắc cương, khắc nhu, là nếp nghĩ, là tinh thần, là phần hành động lộ hiện cho tư tưởng hành hiệp của người học võ.

ĐÒN ĐÁNH- [Khái niệm cơ bản]
>

Trong võ thuật, đòn đánh là khái niệm dùng để chỉ những vận động của người phát lực nhằm gây ra tác động bất lợi cho đối thủ. Những tác động bất lợi đó thể hiện bằng sự tê liệt, đau đớn dữ dội, bất tỉnh, nội thương, ngoại thương hoặc cao nhất là cái chết của người bị trúng đòn.

Các dạng đòn đánh:
Với mục tiêu đạt được hiệu quả tính như đã nói trên, đòn đánh bao gồm không chỉ các đòn tấn công trực diện, trực tiếp, các đòn phản công, mà thậm chí có thể tính đến cả các đòn đỡ gạt dương cương nếu các chiêu thức đó gây ra được chấn thương cho đối phương, như sự hóa giải đòn của đối phương bằng một vũ khí mạnh mẽ hơn (chẳng hạn khi bị đối phương tấn công bằng đòn chân, ta dùng tay đỡ của mình chặt mạnh hay đấm mạnh vào ống chân, đầu gối đối phương). Tuy nhiên, sẽ không được gọi là đòn đánh nếu các động tác đỡ gạt đó không gây ra chấn thương cho đối phương mà chỉ là sự triệt tiêu lực kiểu "dẫn đòn đối phương vào khoảng không" thường được các võ phái nhu quyền sử dụng, khi đó đòn đỡ gạt được gọi là đòn hóa giải.

Tên gọi của đòn đánh:

Tùy cách thức thực hiện đòn đánh và tùy thuộc cả các võ phái, tên gọi của các đòn đánh có thể rất khác nhau. Trong khi có những võ phái sử dụng các tên gọi thiên về tính hình tượng và ẩn dụ thì một số võ phái khác lại sử dụng các tên dân dã và trực tiếp. Một số ví dụ sơ lược: Hoa quyền sử dụng tên Bàng long cước để chỉ đòn đá bằng cạnh bàn chân, trong khi Taekwondo chỉ đơn thuần gọi là Đá tống ngang (Yeop-chagi); hay đòn xoay tay mang tên Vân thủ (tay mây) trong Thái Cực quyền, Vịnh Xuân quyền chỉ gọi bằng tên đơn giản là Khuyên thủ (tay quay tròn). Bởi vậy, khi bàn về tên gọi của các đòn đánh hầu như không thể có một đáp số chung cho mọi chiêu thức. Trong thực tế tên gọi các đòn đánh trong tiếng Việt có thể được quy ước bằng rất nhiều dạng vắn tắt như đấm, đá, đạp, chặt, đâm, móc, đập, ép, chặn, thúc, lên gối, huých (chỏ), húc (đầu) v.v.

Sức mạnh đòn đánh:
Sức mạnh của đòn đánh trong võ thuật biểu hiện tính hiệu quả của lực tác động từ người tấn công đến mục tiêu (chẳng hạn như cơ thể đối phương). Sức mạnh đó được thực hiện bằng cách vận dụng, thu góp tất cả năng lực phát sinh ra từ sự co lại của các bắp thịt rồi dồn tất cả năng lực ấy vào mục tiêu, nhất là các yếu điểm trên cơ thể đối phương trong đó có các huyệt đạo.

Các nguyên tắc thực hiện đòn đánh:
Sức mạnh và tính hiệu quả của đòn đánh chỉ có được nhờ các yếu lĩnh, nguyên tắc đã được võ sinh tập luyện nhuần nhuyễn

Tập trung sức lực:
Trước hết, sức mạnh chỉ có được khi tập trung sức đúng lúc, đúng chỗ dựa theo nguyên tắc khi đấm hoặc đá, năng lực di chuyển từ trung tâm cơ thể tới các phần khác của cơ thể với vận tốc 1/1000 giây. Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc động tác chỉ kéo dài khoảng 1/5 đến 1/18 giây nếu ta thực hiện đúng kỹ thuật và tập trung.

Điểm chạm: Điểm chạm mục tiêu càng nhỏ càng tốt nhằm hỗ trợ sức xuyên thấu và tập trung lực của đòn đánh, phải đánh với diện tích tiếp xúc nhỏ nhất bằng cách tập trung lực tối đa vào đầu vũ khí sẽ tác động đến mục tiêu. Chọn loại vũ khí cơ thể phù hợp nhất cho mỗi đòn đánh, chẳng hạn các đòn x** ngón tay dẫn đạo trong Triệt Quyền Đạo hay chọt thẳng bằng nắm đấm với ngón giữa nhô lên mang tên Bam-joomeok trong Taekwondo tạo ra một diện tích tiếp xúc nhỏ, bao giờ cũng gia tăng hiệu quả đâm xuyên huyệt đạo hơn là các đòn đập bằng cạnh ngoài, cạnh trong nắm đấm hay gõ bằng lưng nắm đấm.

Độ cứng:
Độ cứng của món binh khí đem dùng hết sức quan trọng để giúp người ra đòn không bị chấn thương do phản lực khi đòn chạm mục tiêu, đồng thời gia tăng đặc tính xuyên phá của đòn. Độ cứng của đòn đánh ra phụ thuộc vào vật ra đòn (cạnh tay, mũi bàn tay, đầu gối, cùi chỏ v.v.), cách sử dụng nó và yếu tố quyết định là việc khổ luyện thường xuyên liên tục những phần vũ khí cơ thể đó trên những vật cứng như bao cát, gạch, ngói, gỗ bản v.v.

Vận tốc ra đòn:
Vận tốc ra đòn được đặc biệt lưu ý, trong mối tương quan với diện tích tiếp xúc, sức mạnh của đòn đánh tỷ lệ thuận với vận tốc và tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc, theo đó diện tích tiếp xúc càng nhỏ, vận tốc càng lớn thì lực đánh ra càng mạnh. Một cao thủ Karate có thể đạt vận tốc tối đa là 43 feet tương đương khoảng 129m/giây, đồng thời phát ra một lực công phá khoảng 1.500 pound (tương đương với 750kg).

Giải phóng khí:
Một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng, đó là tiếng thét vào thời điểm ra đòn. Tiếng thét đó tạo nên sự giải phóng năng lượng đã được dồn nén, tích trữ, có tác dụng cướp tinh thần đối phương và hỗ trợ phát lực hữu hiệu. Thét như một quả bom nổ sát cạnh địch thủ, để tần số âm thanh vọt lên đến 16.000 xung động một giây, nói cách khác là thét với một thời gian ngắn nhất mà cường độ âm thanh và tần số dao động cao nhất.

Các nguyên tắc khác:
Lực công phá của đòn đánh còn được hỗ trợ bởi động tác xoay hông mà không chỉ đơn thuần là lực của cơ tay hay cơ chân. Xoay hông khi tung quả đấm hay đòn đá giống như động tác xoay người của vận động viên đá cầu, phải vừa nhẹ nhàng vừa nhanh, đồng thời phải thích ứng với năng lực tung ra. Năng lực phát ra do xoay hông được truyền tới cột sống rồi đến các bắp thịt của ngực và vai, cuối cùng tới cánh tay, hoặc đến các bắp thịt của hông, đùi và từ đó truyền đến bàn chân, đầu gối.

Cũng không hiếm khi, với sự hỗ trợ của xước mã, xoáy đòn hay nhảy lên tấn công (xem Đá bay), lực đánh sẽ được tăng cường đáng kể.

Không theo lý giải của khoa học hiện đại mà dựa trên những nguyên lý, ca quyết võ thuật đúc kết nhiều đời, các võ sư cho rằng, sức mạnh của đòn đánh thể hiện sự hòa hợp của nội tam hợp (tâm hợp ý, ý hợp khí, khí hợp lực) và ngoại tam hợp (tay hợp chân, chỏ hợp gối, vai hợp háng) gọi tắt là lục hợp.

Thêm vào đó, các võ phái đều nhấn mạnh đến các yếu quyết khác nhằm gia tăng tính hiệu quả của đòn đánh ra, chẳng hạn như nguyên tắc bảo mật (không lộ ra kế hoạch tấn công và phương án phòng thủ), bảo toàn (tấn công địch với tổn thất ít sức lực nhất, giữ đều nhịp thở, ra sức vừa phải), linh hoạt (tối kị sự sáo mòn, sử dụng đòn hợp lý, chiêu thức ảo diệu, trong công có thủ, trong thủ có công), lợi thế (xác định chính xác mục tiêu, động tác ảo có thể thành thực, thực có thể thành ảo trong nháy mắt), công vi thủ (tấn công là cách phòng thủ tốt nhất).v.v...

Các vũ khí cơ thể: Vũ khí cơ thể là những bộ phận trên cơ thể được sử dụng như một thứ vũ khí trong đòn đánh. Các vũ khí cơ thể dùng để thi triển một đòn đánh rất đa dạng và tùy thuộc bộ môn võ thuật khác nhau, tuy nhiên chúng thường bao gồm những bộ phận sau:

Tay (thủ)
Những phần tác động đến đối thủ hiệu quả của tay như nắm đấm (với đấm thẳng, đấm vòng cầu, đấm chéo, đấm móc, đấm xoáy); nắm đấm búa (sử dụng các khớp xương để ký, gõ khi tay được nắm thành nắm đấm); ngón tay với các đòn x**, đâm, chọc được coi là đòn đánh bằng tay dài nhất, thường dùng một ngón (nhất dương chỉ, hai ngón (ngón trỏ và ngón giữa chập lại để tăng sức mạnh tấn công hoặc xòe hết cỡ để đâm vào hai mắt đối thủ) và cả bàn tay (khi dùng cả bàn tay thì các ngón giữa thường được co lại để tạo độ dài bằng nhau của các ngón); cạnh tay để chặt (còn được gọi là Cương đao phạt mộc trong võ cổ truyền Việt Nam, Đường lang chưởng trong võ Trung Quốc, tay Hạc trong bài Hạc Quyền thuộc hệ thống Ngũ hình quyền) có thể dùng cả cạnh bàn tay và cạnh sống bàn tay; nhượng tay thường được gọi với tên thông dụng là "chưởng" dùng đánh thẳng, đánh móc; tay trảo là các ngón tay mở ra, có các dạng được gọi là Hổ trảo hay Long quyền thường dùng để móc, bấu, véo v.v.

Trong thực tế người ra đòn thường tấn công bằng một tay, một tay khác để phòng thủ hoặc dự phòng tấn công, tuy nhiên cũng không hiếm khi thấy các đòn đánh sử dụng đồng thời cả hai tay (chẳng hạn hai tay ra đòn đấm đồng thời gọi là "Song phong quán nhĩ" (hai luồng gió thổi vào tai) trong Thái Cực Quyền hay mang tên "Song long xuất hải" (hai rồng ra biển) trong một số võ phái cổ truyền.

Các đòn đánh bằng tay thường linh hoạt và phong phú hơn hẳn các đòn đánh bằng chân. Thống kê ít nhiều có tính võ đoán cho thấy trong võ thuật số lượng đòn tay có thể nhiều gấp 7 lần đòn chân.

Cùi chỏ (chẩu):
Cùi chỏ được sử dụng bằng cách đòn chỏ tréo từ trên xuống, chỏ ngang, chỏ vòng ngang, chỏ cắm, chỏ đánh tốc ngược lên, đánh chỏ về phía sau v.v. Số lượng đòn đánh sử dụng chỏ tương đối ít phong phú do tính đặc thù của vũ khí này, đặc biệt chiêu thức ra 2 đòn chỏ đồng thời chỉ có thể thực hiện với một số trường hợp như giật hai chỏ về sau hoặc đánh tạt hai chỏ ngang.

Đòn chỏ rất có uy lực khi nhập nội và các chiêu thức dùng cùi chỏ thường được coi là tàn độc, các luật thi đấu thể thao nghiêm cấm sử dụng.

Chân (cước):
Đòn chân với những phần tấn công đến đối thủ bao gồm mũi bàn chân với các ngón chụm lại (thường dùng để đá chọt thẳng mà các võ phái cổ truyền còn gọi là Kim tiêu cước); ức bàn chân dùng đá tống trước hoặc đá vòng cầu) cạnh chân đá tống ngang; gót chân đá chẻ, đá hất ngược, đá móc vòng gót hay đá láy; mu bàn chân đá búng, đá vẩy thường tấn công thấp vào hạ bộ đối phương; ống chân thường dùng khi thực hiện các đòn quét v.v.

Đôi chân được sinh ra dùng chống đỡ sức nặng cơ thể nên tự thân nó đã rất chắc chắn, mạnh mẽ. Đó vừa là điểm hạn chế vừa là điểm ưu của đòn chân: các đòn chân ít linh hoạt hơn đòn tay nhưng lại có uy lực rất lớn. Bởi vậy, ít có công phu luyện sức mạnh của đòn chân mà thường môn sinh luyện trụ vững bằng các thế tấn, luyện sự linh hoạt cho đôi chân bằng các động tác xoạc, hất, đồng thời luyện điểm tiếp xúc, phương thức ra đòn chính xác bằng các dụng cụ hỗ trợ như bao cát, tấm nốp để đá.

Đầu gối (chàng):
Đòn đánh bằng đầu gối có sức mạnh khủng khiếp, cùng với đòn đánh bằng chỏ là hai bộ phận thường bị các luật thi đấu võ thuật, với tính chất thể thao, nghiêm cấm sử dụng.

Đòn đánh bằng đầu gối thường dùng tấn công khi nhập nội với các đòn đánh gối thẳng, đánh gối vòng cầu, đánh gối từ trên xuống, đánh gối hất từ dưới lên.

Đầu (thủ):
Đầu thường dùng để húc, đập. Có một số võ sư luyện chiêu thức Thiết đầu công, như đại lực sĩ Hà Châu là một ví dụ, tạo ra cho đòn đánh bằng đầu một uy lực cực mạnh khi tấn công đối thủ. Tuy nhiên chiêu thức tấn công bằng đầu rất khó luyện, nhạy cảm vì gắn trực tiếp với não bộ rất dễ dẫn đến chấn thương trầm trọng nên hiện cũng ít môn đồ luyện tập thành thục.

Một số vũ khí cơ thể khác:
Thật hiếm hoi khi thấy ngoài chân, tay, chỏ, gối, đầu là các vũ khí cơ thể thông dụng nhất còn có vũ khí cơ thể nào khác. Tuy nhiên, đôi khi ta vẫn thấy vai, hông được luyện tập trong các chiêu thức huých, đẩy mặc dù rất ít phổ biến như một đòn vai, đòn hông đơn lẻ mà thường sử dụng để hỗ trợ cho các đòn đánh bằng các vũ khí cơ thể khác.

Điểm đánh (mục tiêu tấn công):
Điểm đánh là những phần trên cơ thể đối phương được các vũ khí cơ thể coi như mục tiêu tấn công, hay nói khác đi, điểm đánh là cái đích của đòn đánh. Điểm đánh thường là các bộ phận nhạy cảm (như đầu, mặt, mắt, cổ, ngực, vùng tim, hạ bộ, vùng thận v.v.), các huyệt đạo (như huyệt Thái Dương, huyệt Mi Tâm, huyệt Chấn Thủy v.v.), các chỗ sơ hở trong phòng thủ của đối phương. Phần lớn các điểm đánh nguy hiểm nhất nằm trên đường thẳng trung tâm của cơ thể (còn gọi là trung lộ) hoặc các vị trí đối xứng nhau qua đường trung lộ.

Góc độ ra đòn (góc đánh):
Góc độ ra đòn là việc sử dụng hiệu quả thân pháp để di chuyển quanh đối thủ nhằm tìm vị trí tung đòn đánh tốt nhất. Nhưng không chỉ có vậy, sự cải tiến góc độ ra đòn là sự luyện tập thay đổi vị trí chiến đấu để xóa tan các đòn đánh của địch thủ trong khi tạo cho bạn một vị trí tung đòn thuận lợi hơn. Với ý nghĩa như vậy, góc độ ra đòn được nhận thức đúng đắn, thi triển hữu hiệu sẽ trở thành một trong những phương thức hỗ trợ tốt nhất để người ra đòn giành chiến thắng trong các cuộc chiến, hay nói cụ thể hơn là khi người ra đòn di chuyển quanh đối thủ và chú tâm tìm góc độ tung đòn thích hợp thì người ra đòn có cơ hội tốt nhất để tung đòn đánh vào địch và địch ít có cơ hội nhất để tung đòn đánh vào bạn. Việc luyện tập thân pháp hiệu quả cũng giúp cho bản thân bạn, trong bất cứ hoàn cảnh nào dù là trên đường phố hay trên sàn đấu, đều tốn ít năng lượng hơn khi tung đòn, di chuyển ngắn hơn và trở nên nhanh nhẹn hơn nhiều.

Góc độ ra đòn nhiều khi được quy chuẩn bằng cách chú mục vào đường thẳng trung tâm của đối thủ (trung lộ). Khi đối thủ tấn công vị trí của đường thẳng này di chuyển và người bị tấn công sẽ nhanh chóng chuyển vị để khiến đường trung lộ của đối thủ bộc lộ sơ hở. Tuy nhiên, góc độ ra đòn cũng có thể thực hiện bằng các phương thức lẩn ra sau người đối thủ.

Các phương thức luyện tập để tìm góc độ ra đòn rất phong phú, tùy thuộc vào môn võ và tùy thuộc sở trường của mỗi môn sinh, trong đó đặc biệt phổ biến các động tác bước mở (ví dụ bước chân trước chệch sang hướng tréo 45 độ về bên trái), bước khép (như bước chân trước chệch sang hướng bên phải 45 độ), bước xoay (như dồn trụ lên chân trước và tiến hành quay chân sau một góc khoảng 45 độ khi đang đứng kiềm dương tấn), bước lướt (xước mã), bước nhảy lùi về sau v.v.

Một ví dụ điển hình của việc tạo góc độ ra đòn thuận lợi: hãy tưởng tượng bạn và đối thủ đứng trên mặt đồng hồ. Bạn ở số 6 và nhìn về số 12 trong khi đối thủ đang đứng sau lưng bạn. Khi hắn tấn công và nắm lấy vai bạn từ phía sau, bạn bước lệch chân trước lên một bước rộng hơn vai hoặc có thể bước về con số 2 tưởng tượng bằng chân phải và bước chân trái về con số 10, khi đó bạn đã thoát khỏi khu vực bị kiềm chế và còn có được không gian tối ưu để phản đòn.

> Thuật Luyện Quyền


Định nghĩa về Quyền:
Quyền là một chuổi động tác phối hợp giữa những đòn thế căn bản Gạt, chém, chỏ, đấm, đá mà tạo thành, nhằm giúp người tập có bản lãnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai, tăng cường thể lực, tạo tốc độ với ý hướng bảo vệ mình và tấn công, chế ngự đối phương.. Kỷ thuật của quyền rất đa dạng, khi chậm, khi nhanh, khi mạnh, khi nhẹ, khi đánh xa, khi đánh gần, khi đánh thấp, khi đánh cao, khi đánh đòn đơn, khi đánh đòn kép, có khi đánh trực diện, có khi tung ra 2 phía, khi chập chờn đơn độc, khi tung ra liên hoàn, người đi quyền thường xuyên di chuyển, đi, nhảy, né tránh, lăn lộn.. để phù hợp với tình huống tấn công hoặc phòng thủ…

Quyền là tập hợp của những cái nhanh nhẹn, sắc bén, khéo léo, dai dẳng, hùng dũng, uyển chuyển mềm mại, quyền là một chuổi thể thức liên hoàn giúp cho người võ sĩ có một phương pháp luyện công nhất định. Ngày nay người ta đã chế ra những thế vồ, vã của Hổ, những thế trườn, uốn éo của loài rắn, những thế nhảy nhót, muá chao đảo của loài vượn … xem thì đơn giản, nhưng thật ra là cả một kỷ thuật phức tạp mà cả đời người nối tiếp qua bao thế hệ, quan sát, nghiên cứu và sáng chế ra để tạo thành, và người tập phải dày công luyện tập trải qua nhiều ngày tháng gian khổ mới hoàn thiện và thực hành có hiệu quả…

Thuật Luyện Quyền:
Muốn luyện thành, người võ sĩ phải để hết tâm trí vào kỷ thuật, hòa mình - đồng nhất với thiên nhiên, tâm phải cảm ứng với vũ trụ thì mới đạt thành. Vì: Quyền là một nghệ thuật vận động hài hoà giữa sức mạnh, sức bật, sức bền, độ dẻo, tính nhịp nhàng hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, với tính năng thu âm, thu dương, khắc cương, khắc nhu tạo nên nếp nghĩ giúp tư tưởng người võ sĩ hướng thiện hành hiệp trượng nghĩa.

Luyện quyền là phải thấu triệt quyền, quyền chứa cái tự nhiên tự tai, vừa là tâm huyết tinh thần, vừa là hồn của hành động, vừa là khí, vừa là ứng dụng phẩm cách… cho nên người đi quyền không phải tự dưng mà đánh đẹp, đánh hay và xuất sắc được mà phải để hết tâm hồn vào từng động tác khi tung ra.

Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật, và không phải giữ trong đầu óc những động tác gì?. Mà phải là những động tác tự nhiên xuất phát ra từ phản xạ của thói quen…ý lực hài hoà, chân tay linh động, vung ra như đến cỏi xa, thu vào như gom muôn cõi, tinh thần bay thoát, tâm hồn sảng khoái, chứa đựng những điều thiện, điều lành trong ý hướng hiến ích, phục vụ thế gian..

Tại sao cùng một bài quyền mà có người đánh xuất sắc trông thấy hay và hấp dẫn, có người đánh bình thường không thấy hấp dẫn chút nào?

Một bài quyền muốn đánh cho hay và xuất sắc cần đòi hỏi ở người luyện có một phẩm chất riêng, một niềm đam mê mãnh liệt, một tinh thần ý chí cao độ mới để hết tâm trí vào từng thế đánh, trải tâm hồn của mình mở rộng như cánh cửa 4 mùa đón gió, như vậy người tập mới có khả năng lĩnh hội được tính cương nhu phối triển, âm dương hoà hợp của bài quyền, khi đi quyền phải diễn tả được sự linh động, tâm thân hợp nhất, nhập mình vào từng động tác, tung đòn chính xác, nhắm thẳng mục tiêu cần đạt đến.

Cổ nhân chúng ta đã có nói:
- Dùi đánh mãi cũng không thủng được mặt trống, nhưng mũi lao nhỏ có thể đâm xuyên nó dễ dàng..........................

Mời Xem Tiếp CÁC MÔN PHÁI




<
Online Users
online counter

VISIT: 141529<---->

TRỞ VỀ TRANG CHỦXẾP HẠNG QUỐC TẾ

Khi sao chép tài liệu này phải ghi rõ trích từ nguồn
http://vg34.wapath.com
để người xem có thể tìm về nguồn nhơ tư vấn khi cần thiết
============
When copying this document must clearly deducted from
http://vg34.wapath.com
so viewers can return to power through the necessary consultation




GOOGLE INTERNATIONAL TRANSLATE
DỊCH TRANG WEB NÀY THEO NGÔN NGỮ TRONG KHUNG LỰA CHỌN BÊN TRÊN

KHI XEM TRANG WEB NÀY ĐỀ TÀI MÀ BẠN QUAN TÂM THEO DỎI LÀ GÌ?
chúng tôi sẽ bổ sung theo
nhu cầu của ban
  
pollcode.com free polls 

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY VỚI MỌI NGƯỜI



NHẬP TỪ KHOA BẤT KỲ VÀO KHUNG BÊN DƯỚI ĐỂ TÌM CÁC NỘI DUNG TRONG TRANG WAP NÀY


CÁC TRÌNH DUYỆT ĐANG ONLINE
tại các trang nào trong wap?

NHẬN QUẢNG CÁO WAP TẠI TRANG CHỦ NÀY VÀ TẤT CẢ CÁC TRANG PHỤ TRÊN WAP NÀYMọi chi tiết xin liên hệ vg34dmv@gmail.com hay SMS +841207815475 (số máy này chỉ nhận được tin nhắn, không đàm thoại được)

GAMES HAY ĐÃ VIỆT HÓA
Hãy Download ngay
CLICK VÀO ĐÂY
Bạn sẽ được như ý...

Hãy Truy cập wapsite có từ năm 2009 với nội dung phong phú và liên kết trực tiếp với VG34
http://vvv6.xtgem.com

ĐẦU TRANG

THỐNG KÊ


TÌNH TRẠNG ONLINE HIỆN TẠI



TRỞ VỀ GIAO DIỆN XTGEM

web counter


ONLINE

online counter

Flag Counter


Online Users
online counter


SỐ TRUY CẬP RIÊNG TRANG NÀY
HÔM NAY: 21