Tôi nghĩ rằng không có người thành công nào mà không thể bày tỏ được chính mình. Có thể họ không giỏi hùng biện trước đám đông, hay không giỏi diễn thuyết trong một vài trường hợp, nhưng họ cũng có một trình độ ăn nói nhất định thì mới có thể đạt được một vị trí đáng kể. |
NHỮNG NGƯỜI
THÀNH CÔNG LÀ NHỮNG NGƯỜI ĂN
NÓI THÀNH CÔNG VÀ NGƯỢC LẠI
Họ có những bí
quyết chung nào?
Hãy học hỏi từ
Frank Sinatra, Bill Clinton và Edward Bennett Williams
Hầu hết những người
thành đạt trong xã hội đều là
những người ăn nói thành công. Chẳng
có gì ngạc nhiên khi điều ngược
lại cũng nhiều phần đúng. Nếu như
bạn cố gắng phát triển khả năng
ăn nói của mình thì bạn sẽ
là một người thành công. Nếu
chưa thành đạt trong xã hội, bạn
có thể thay đổi điều này bằng
cách hãy làm cho mình ăn nói giỏi
hơn.
Tôi nghĩ rằng không có
người thành công nào mà không thể
bày tỏ được chính mình. Có thể
họ không giỏi hùng biện trước
đám đông, hay không giỏi diễn thuyết
trong một vài trường hợp, nhưng họ
cũng có một trình độ ăn nói nhất
định thì mới có thể đạt
được một vị trí đáng kể.
Không ai gọi Harry Truman là một
nhà hùng biện vĩ đại cả. Nhưng
nhiều người gọi ông ấy là một tổng
thống vĩ đại. Bởi một lý do là
Truman rất giỏi nói về chính trị.
Ông ấy là một nhà thương thuyết
giỏi với tính cương quyết trong từng lời
nói. Thay vì nói bằng những từ ngữ
hoa mỹ bay bổng, ông thích diễn đạt bằng
ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu.
Chưa có ai từng kết luận về trách
nhiệm của một tổng thống hay hơn mấy từ
này của Truman: “Đồng đôla dừng
lại tại đây” (*), ông quả thật
là một người ăn nói tuyệt vời.
Martin Luther King Jr. là một diễn giả
có kiến thức sâu rộng, luôn thu hút
toàn bộ sự chú ý của khán giả
như thể ông có phép thuật. Chỉ cần
một cái micro nhỏ bé, ông có thể
khuấy động cả một hội trường.
Tôi sẽ nói nhiều hơn về
việc nói trước công chúng ở một
chương sau. Khi nghĩ về tất cả những
người ăn nói tài ba mà tôi từng
có dịp được trò chuyện, tôi
có thể rút ra kết luận về các
bí quyết chung của họ như sau:
NHỮNG BÍ QUYẾT
CHUNG NHẤT
• Họ luôn nhìn mọi
việc với một quan điểm mới, một
khía cạnh mới.
• Phạm vi tầm nhìn của
họ rất rộng. Họ nghĩ tới gì,
nói tới gì, đề cập ai, đều
là những kinh nghiệm đa dạng được
rút ra từ đời sống thường nhật.
• Họ rất tò
mò, luôn hỏi tại sao, luôn muốn biết
nhiều hơn những gì bạn kể.
• Họ rất nhiệt
tình, bày tỏ cảm xúc nồng nhiệt về
những gì mà bạn đang trò chuyện với
họ.
• Họ không nói nhiều
về bản thân.
• Họ biết cảm
thông và chia sẻ, đặt mình trong
hoàn cảnh của bạn để hiểu hơn những
gì bạn nói.
• Họ có cả một
khối óc khôi hài, không ngại nói
biếm về chính mình. Những diễn giả
nói giỏi nhất thường là những
người thích châm biếm về mình nhất.
• Họ có một phong
cách trò chuyện riêng.
NHÌN
NHẬN SỰ VIỆC TỪ QUAN ĐIỂM MỚI
Bí
quyết đầu tiên này rất thường thấy
ở những người thành công trong việc
ăn nói. Cố ca sĩ Frank Sinatra là một
ví dụ. Frank là người luôn quan tâm
tới mọi thứ và nếu may mắn được
nói chuyện với anh về lĩnh vực âm nhạc
thì bạn sẽ bị cuốn hút ngay lập tức.
Không phải bởi Frank sẽ kể cho bạn nghe anh
là một ngôi sao ca nhạc lừng lẫy như
thế nào (sinh thời anh chưa bao giờ làm thế!),
mà là nhờ vào kiến thức sâu sắc
của anh về lĩnh vực âm nhạc. Hơn thế
nữa, Frank luôn có những nhận xét mới
lạ, những suy nghĩ mà không phải ai
cũng có.
Vào
một buổi tối nọ, tôi ngồi kế
bên Frank trong một bữa tiệc tại California. Anh
được đề nghị hát một trong những
ca khúc cổ điển của Irving Berlin, bản
“Remember?”. Đây là một ca khúc nổi
tiếng vào thời niên thiếu của tôi.
Những người đồng trang lứa tôi lẫn
người đứng tuổi đều biết và
thích bài này. Một bản tình ca êm
đềm, một giai điệu lãng mạn
dành cho những trái tim nhạy cảm.
Nhưng
Frank đã làm tôi rất đỗi ngạc
nhiên khi anh nói: “Tôi đã thường
hát ca khúc này nhiều lần rồi. Lần
nào tôi cũng hát theo phong cách ballad trữ
tình. Nhưng đêm nay tôi sẽ trình
bày theo một phong cách khác. Các bạn
có biết vì sao không? Vì bài hát
này hơi thảm thiết…?
Trong
thoáng giây, tôi lẩm nhẩm lời bài
hát:
Remember
the night? The night you said, “I love you”. Remember? Remember you
vowed. By all the stars above you. Remember? (Em có nhớ cái
đêm hôm ấy? Đêm mà em nói
“Em yêu anh”. Em ơi có nhớ? Hãy nhớ
lời thề hẹn của em. Lời thề hẹn
có các vì sao chứng giám. Em có nhớ?).
Frank
bảo: “Chàng trai trong bài đang giận
đấy. Vì thế lần này tôi muốn
hát với một cảm xúc mạnh mẽ
hơn”. Và Frank đã làm như vậy
thật. điều này cho thấy rằng anh ấy
không chỉ hát hay mà còn hiểu sâu
sắc nội dung bài hát.
Sinatra
đã đưa ra một cái nhìn mới về
một nội dung cũ. Quả thật tôi rất
thích được trò chuyện với những
con người như vậy. Anh ấy đã thổi
một làn gió mới vào bữa tiệc. Kể
từ đó mỗi lần nghe lại ca khúc
“Remember?”, tôi đều thử khám
phá ra những cảm xúc khác lạ, một
nét hay mới nào đó. Tôi đã học
hỏi điều này từ Sinatra.
MỞ RỘNG TẦM NHÌN CỦA
BẠN
Thị
trưởng thành phố New York Mario Cuomo là một
người giao tế giỏi. Con trai của ông, Andrew
Cuomo, hoạt động thành công trong làng giải
trí.
Andrew
lúc 30 tuổi là thư ký làm việc
dưới trào chính phủ Clinton về lĩnh vực
phát triển nhà ở thành phố. Ngoài
ra anh còn hoạt động xã hội tích cực.
Bản tính linh hoạt, hiểu biết toàn diện,
Andrew là một con người rất thú vị.
Một hôm, qua điện thoại tôi nói với
ngài thị trưởng rằng tôi rất
thích nói chuyện với Andrew qua vài lần
tiếp xúc với anh ở Washington. Tôi
đánh giá anh ấy là một con người
khá hoàn hảo. Cuomo cha đã nói cho
tôi biết lý do vì sao.
Andrew
có hai ông bà nội và hai ông bà
ngoại, anh rất thương kính ông bà
và luôn gần gũi trò chuyện với họ
từ thuở nhỏ. Lúc nào cậu ta cũng hỏi
chuyện này chuyện nọ rồi lắng tai nghe những
kinh nghiệm quý báu. Ông bà Andrew trước
đây sống ở Ý, sinh ra từ đầu thế
kỷ 20 – thời mà phương tiện đi lại
còn là những cỗ xe ngựa. Lúc ấy
chưa có điện, chưa có radio hay truyền
hình mà chỉ có những cơn dịch bệnh
hoành hành không thuốc chữa. Thời ấy
tin tức truyền đi bằng miệng, người ta
chỉ được học vài cấp lớp thấp
ở trường… Và thế là từ
ông bà của mình, Andrew đã có một
kho tàng kiến thức. Anh biết nhìn nhận
xã hội góc cạnh hơn, sâu rộng
hơn. Vấn đề ở đây chính là
việc Andrew đã biết lắng nghe và học
hỏi nhiều điều. Tính tò mò muốn
biết về mọi thứ kết hợp với
thói quen lắng nghe đã dần tạo nên một
Andrew có sức cuốn hút người khác.
Khi
thị trưởng Cuomo nhấn mạnh điều
này, ông đã làm cho tôi phải suy
nghĩ. Có một thành ngữ nói rằng
“Đi một ngày đàng học một
sàng khôn”. Nhưng nếu có tính
háo hức tìm tòi và biết lắng nghe
người khác, bạn sẽ học hỏi
được nhiều điều ở ngay nơi bạn
sống. Tất cả chúng ta đều có
ông bà, cha mẹ. Nếu ít có dịp
trò chuyện với họ thì hãy tìm
đến những người lớn tuổi khác. Ở
lứa tuổi 80, hay 90, thậm chí 100, người ta
có cả một kho tàng kinh nghiệm. Thấm
thía những kinh nghiệm, vốn sống của họ,
ta sẽ thấy yêu quý chính cuộc sống
của mình.
Sau
khi cha tôi mất, mẹ tôi phải bươn chải
ngoài xã hội lo việc cơm áo gạo tiền
nuôi chúng tôi. Bà bận rộn suốt ngày
ở xưởng làm nên phải thuê một
người bảo mẫu lớn tuổi chăm sóc
cho anh em tôi và dọn dẹp căn hộ nhỏ ở
phố Bensonhurst (Brooklyn). Bà cụ đã 80 tuổi,
cha bà từng chiến đấu trong cuộc nội
chiến Nam-Bắc. Khi còn trẻ bà từng gặp
mặt tổng thống Abraham Lincoln. Và tôi rất
thích trò chuyện với bà. Nhờ vậy
mà thời thơ ấu ở Brooklyn của tôi
như là một khung cửa sổ nhỏ giúp
tôi nhìn thấy một phần lịch sử
nước Mỹ. Cũng như vậy, bạn hoàn
toàn có thể tiếp nhận được những
kiến thức quý báu từ những năm
tháng ở cạnh người lớn trong gia
đình. Hãy chia sẻ với họ những suy
tư của bạn về mọi thứ và
đón nhận lấy những lời khuyên của
họ. Người từng trải hơn bạn chắc
chắn sẽ có những suy nghĩ chín chắn
hơn và sẵn lòng giúp bạn mở rộng
tầm nhìn.
Những người có tài ăn
nói nhất là những người luôn
háo hức muốn tìm hiểu về mọi việc.
Đó là lý do tại sao họ rất
chăm chú lắng nghe bạn nói. Và tại
sao họ có một vốn tri thức lớn.
SỰ HÀO HỨNG,
Tôi
nghĩ một trong những lý do giúp tôi
thành công khi nói chuyện trên sóng
phát thanh, hay qua màn ảnh truyền hình
là việc khán thính giả cảm nhận
được nỗi say mê nghề nghiệp của
tôi. Bạn không thể giả tạo được
điều này và nếu cố gắng giả tạo,
bạn sẽ thất bại hoàn toàn. Vì thế
nếu bạn thật sự yêu thích công việc
của mình và chia sẻ sự nhiệt tâm
đó với những người mà bạn giao
tiếp, thì cơ hội thành công của bạn
sẽ lớn hơn. Tôi đã từng thấy
điều này ở những người có nghề
nghiệp rất khác biệt nhau. Chẳng hạn
như cựu tổng thống Bill Clinton và Tommy Lasorda.
Lasorda
là ông bầu của đội bóng Los Angeles
Dodgers, là khách mời trong chương trình
radio của tôi ngay sau buổi tối mà đội
bóng của ông bị thua thảm hại trước
đội Houston (Trận quyết định của giải
nhà nghề mùa bóng năm 1981). Khi thấy
dáng vẻ của ông, bạn không thể
nghĩ đây là ông bầu của một
đội bóng vừa thảm bại. Tôi hỏi
làm thế nào mà ông giữ được
vẻ tươi tắn như thế, Lasorda bình thản
nói rằng: “Ngày tuyệt vời nhất
trong đời tôi là ngày đội Dodgers chiến
thắng, và cái ngày tuyệt vời thứ
hai trong đời tôi là khi đội bóng nhận
được những kinh nghiệm quý báu từ
một trận đại bại!”
Tổng
thống Clinton, người mà tôi được
dịp phỏng vấn trong buổi lễ kỷ niệm
năm đầu tiên của nhiệm kỳ làm tổng
thống ở Nhà Trắng, đã nói ý
tương tự của nhiệm kỳ làm tổng
thống một quốc gia. Cả Lasorda lẫn Clinton đều
là những người có tài ăn nói
tuyệt vời. Những người mà tôi
luôn thích được trò chuyện. Bởi
họ đều có một điểm chung là sự
nhiệt tình, hào hứng hết mình trong
công việc lẫn khi trò chuyện. Họ sẵn
sàng chia sẻ sự nhiệt tình đó khi
tiếp xúc với bất cứ ai. Điều
này đã làm cho họ không những
hoàn toàn thành công trong giao tế mà
còn thành công trong nghề nghiệp.
Có
thể bạn không bao giờ muốn rơi vào
tình trạng thất bại giống như hoàn cảnh
của Tommy Lasorda. Tôi hy vọng tất cả
chúng ta đều không gặp tình trạng
đó. Nhưng cuộc sống không phải bao giờ
cũng mỉm cười. Không phải bao giờ
chúng ta cũng may mắn. Khi gặp phải chuyện
gì không như ý, hãy cố quên
nó đi và nghĩ đến những việc
khác có thể đem tới niềm vui cho bạn.
Những người thân quý mến bạn, những
sở thích của bạn, một điều từ
thiện bạn đang làm… Thậm chí
đơn giản như là một quyển sách
hay mà bạn vừa đọc, một bộ phim
thú vị bạn mới xem xong… Hãy tìm lại
niềm vui và sự nhiệt tình để khi
trò chuyện với một ai đó, bao giờ
người ta cũng thấy nụ cười trên gương
mặt bạn.
Nếu
bạn tìm thấy một vấn đề cuốn
hút bạn, hãy cố gắng làm sao cho
người đang nghe bạn cũng bị lôi cuốn
theo. Như vậy, có nghĩa là bạn
đã thành công.
ĐỪNG CHỈ NÓI VỀ BẢN
THÂN MÌNH
Trong
một cuộc trò chuyện hẳn bạn sẽ
nói một điều gì đó về bản
thân của mình. Nhưng đừng bao giờ
lúc nào cũng chỉ nói về mình.
Hãy quay sang người đối diện và
tìm hiểu về họ: “Còn bạn thì
sao, Mary? Bạn làm việc ở đâu?”.
SỰ CẢM THÔNG, CHIA SẺ
Hãy
điểm lại mà xem, những người mà
chúng ta thích trò chuyện nhất thường
là những người cảm thông với
chúng ta nhiều nhất. Họ hiểu được
cảm xúc của ta như thế nào, quan tâm
đến suy nghĩ của ta. Khi nói cho ai đó
biết rằng bạn vừa mới nhận được
một công việc mới, chắc chắn bạn muốn
họ sẽ thốt lên rằng: “Wow, thật
là tuyệt đấy!”, chứ không chỉ
là: “Ồ, thế à?” hay “Vậy hả?”.
Ophrah
Winfrey, nữ phát ngôn viên truyền hình
quen thuộc của đông đảo người Mỹ,
đã luôn thể hiện sự chia sẻ sâu
sắc của mình với tâm tư tình cảm
các vị khách mời trong chương trình
của cô. Bạn thấy Oprah luôn sẵn sàng
chia sẻ với những gì người đối
diện nói. Đây là sợi dây kết nối
giữa cô và mọi người. Bí quyết
đơn giản này đã giúp Ophrah trở
thành một phát ngôn viên thành
công mà chúng ta mến mộ.
Tất
cả những phát ngôn viên thành công
đều có đức tính này. Họ
được gọi là người hay động
lòng trắc ẩn (the commiserators). Nếu tâm sự
với họ rằng bạn có một khối u ở
não, hoặc chỉ là tính nhát gan yếu
bóng vía, họ sẽ cảm thông ngay với
bạn và có thể sẵn sàng giúp
đỡ bạn một điều gì đó.
Sonya Friedman, ông chủ chương trình “Sonya
Live” của CNN phát vào mỗi kỳ nghỉ
cuối tuần là một ví dụ điển
hình. Còn Dick Cavett lại là một phát
ngôn viên giỏi khác. Một người rất
nhạy bén và luôn quan tâm sâu sắc
đến những câu chuyện kể, những suy
nghĩ cảm xúc của các vị khách mời.
Cavett biết rằng điều này làm cho
chương trình “có hồn”, chứ
không cần phải tìm kiếm những ý
tưởng xa xôi đâu khác.
HÃY THỂ HIỆN TÍNH
HÀI HƯỚC CỦA BẠN
Tính
hài hước luôn được hoan nghênh
trong các cuộc trò chuyện. Đôi lúc
sự hài hước lại cực kỳ cần thiết
nữa. Khi tôi đọc một bài diễn
văn, một trong những nguyên tắc cốt yếu
của tôi là: “Không bao giờ nói
quá dài và quá nghiêm nghị”.
Nhưng
cũng như mọi việc khác trong cuộc sống,
sự hài hước không thể có tác
dụng tốt khi bị khiên cưỡng, gượng
gạo. Những diễn viên hài giỏi nhất
đều nằm lòng điều này và họ
không cố gắng chọc cười khán giả
một cách giả tạo. Tôi có thể
đưa ra cho các bạn một ví dụ. Bob
Hope. Bob chẳng bao giờ cố gây cười một
cách không tự nhiên. Anh ấy là một
người không bao giờ biết nghiêm khắc
và chán nản, luôn là một cây kể
chuyện tiếu lâm ở các buổi tiệc, một
diễn viên hài trên sân khấu, trên
truyền hình, ở các chương trình tạp
kỹ. Ngoài ra anh còn là một nhà doanh
nghiệp thành công. Anh luôn quan tâm đến
thời sự, luôn đi đầu trong những phong
trào từ thiện. Nhờ vậy mà phong
cách hài hước của Bob rất đa dạng
và phong phú.
Al
Pacino cũng là một nhân vật có óc
khôi hài hết sức tự nhiên. Trên
sân khấu, anh là một trong những diễn
viên kịch hàng đầu ở Mỹ, còn
ngoài đời lại là một chàng trai vui
nhộn. Một người New York có cái
nhún vai bình tĩnh trước nhiều mối
nguy hiểm trong cuộc sống.
Tháng
giêng năm 1994, một tối nọ nơi hành
lang khách sạn Beverly Wilshire (Los Angeles), Al Pacino, Walter
Cronkite, vua bóng đá Pele, tôi và một số
người khác đang nói chuyện với nhau,
chỉ một vài giờ sau một cơn động
đất. Tất cả chúng tôi đều bị
sốc, vài người thổ lộ nỗi bàng
hoàng. Chỉ riêng Pacino là nhún vai:
“Tôi là một người New York, tôi
tưởng đó là một quả bom ấy chứ!”.
Chắc chắn Pacino không cố tình muốn
gây cười, anh ta chỉ tự nhiên thốt ra
cây ấy theo quán tính. Có điều, tất
cả chúng tôi đều phải bật cười.
Câu nói của Pacino đã phá tan bầu
không khí căng thẳng.
Một
nhân vật nữa có phong cách hài rất
khác thường. Đó là George Burns. Ông
hầu như không biết nói gì ngoài những
câu khôi hài, và sự hài hước ấy
đến tự nhiên như chính cuộc sống
của George. Trong một bữa tiệc, mọi người
đang bàn luận về đề tài sức khỏe
và ai cũng có những nỗi ưu tư
riêng. Một người hỏi George: “Ông
nghĩ gì về những bác sĩ ngày
nay?”. George trả lời: “Mỗi ngày tôi
hút 10 điếu xì-gà, uống hai ly rượu
mỗi trưa và thêm hai ly nữa vào buổi
tối. Tôi thích gặp gỡ những phụ nữ
trẻ trung. Tôi đã gần 100 tuổi và
người ta hỏi tôi rằng bác sĩ của
tôi nói gì về chuyện này?” –
George ngừng nói, nhìn một lượt quanh
bàn, rồi tỉnh bơ nói tiếp –
“Ông bác sĩ của tôi đã mất
cách đây mười năm!”
George
Burns quả đúng là George Burns! Chỉ
đơn thuần kể lại nếp sống đều
đặn của ông thôi nhưng cũng làm
người ta phải ôm bụng cười.
Đáng nói là những điều ấy tất
cả chúng tôi đều biết, thế mà
qua cách nói của George chẳng ai thấy
nhàm chán. Có thể là nhờ giọng
điệu nghe đã buồn cười lẫn
cách nói “tỉnh như không” của
George.
Don
Rickles là một chàng trai khoái chọc cười
trên sân khấu cũng như ở các
bàn tiệc. Những thói xấu, những điều
không tốt trong cuộc sống qua óc hài
hước của Rickles đều tạo nên những
trận cười nghiêng ngả. Tại sao anh ấy
có thể làm cho mọi người cười
mà không phải là tôi hay là bạn?
Vì Rickles đã biến sự khôi hài
thành bản năng thấm sâu vào máu thịt.
Anh không giả tạo, không hài hước một
cách khiên cưỡng. Chúng ta cần ghi nhớ
điều này.
Thêm
vào đó, hãy chọn đúng lúc
để gây cười. Đừng bao giờ ngắt
lời người khác chỉ vì nóng
lòng muốn kể một câu chuyện vui nào
đó của bạn.
PHONG CÁCH RIÊNG
Bất
cứ diễn giả thành công nào cũng
có một phong cách nói riêng của họ.
Chúng ta hãy tham khảo và đánh
giá bốn phong cách riêng của bốn luật
sư thành công nhất nước Mỹ vào
nữa cuối thế kỷ 20.
Edward
Bennett Williams có phong cách nói mềm mỏng,
nhỏ nhẹ và từ tốn. Những lời lẽ
này tuy mềm mỏng nhưng sâu sắc và
có sức thuyết phục mạnh trong tòa
án. Chúng tuần tự đi vào đầu bạn
rồi chinh phục bạn tự lúc nào không
biết. Phương pháp này giúp cho Edward
thành công lớn.
Cho
dù đang đứng trước bồi thẩm
đoàn hay ngồi ăn trưa với một vị
khách, Percy Foreman, một luật sư tên tuổi
khác, mỗi lần mở miệng là tạo ra một
bài diễn văn nhỏ đầy thuyết phục.
Ông chọn cách nói “đánh”
vào trái tim, thu hút mọi người với
văn nói trôi chảy, rõ ràng và hấp
dẫn từ đầu đến cuối. Percy làm
điều này dễ dàng vì đây
chính là phong cách của ông.
Williams
Kunstler lại là một luật sư có giọng
điệu hùng hồn mạnh mẽ, quyết liệt
và khẳng khái. Một con người dễ nổi
giận. Mỗi khi Williams có mặt là phòng xử
án sôi động và nóng hẳn lên.
Phong cách này hẳn là đối lập với
Edward và Percy nhưng vẫn giúp Williams gặt
hái thành công như hai đồng nghiệp.
Cách
nói của Louis Nizer là cách xây dựng những
sự kiện thành một chuỗi, và tạo những
tình huống kịch tính có thể xảy
ra. Nếu như Edward và Percy thu hút bằng phong
cách khá tình cảm, Kunstler thu hút bởi
sự mãnh liệt thì Nizer lại thuyết phục
bạn ở sự chính xác và logic.
Có
thể bạn không phải là các luật
sư trong phòng xử án, nhưng bạn hoàn
toàn có thể học hỏi ít nhiều ở
họ. Điều quan trọng là phải tìm
tòi và phát huy một phong cách nói cho
riêng mình. Nếu không, người ta sẽ
không có ấn tượng gì sau khi trò
chuyện với bạn và sự hiện diện của
bạn hoàn toàn mờ nhạt.
Rất
nhiều người hỏi tôi rằng: “Thế
phong cách riêng của Larry King là gì?”.
Chà, việc mô tả phong cách của
mình thì khó hơn nhiều so với mô tả
phong cách người khác. Tôi nghĩ phong
cách nói của tôi có nét tương
đồng với phong cách của Cavett. Một phong
cách pha trộn và xoay theo tất cả những
cung bậc tình cảm. Lúc mãnh liệt,
lúc mềm mỏng, khi từ tốn, khi lại
cương quyết… Tôi tùy cơ ứng biến
trước những tình huống khác nhau và
những cảm xúc khác nhau của mình. Nếu
có dịp xem tôi nói trên đài CNN, bạn
hãy nhận xét giúp tôi về phong
cách của Larry King nhé.
ĐIỀU SAU CÙNG: SỰ IM LẶNG
ĐÚNG CHỖ
Tôi
vẫn nhớ một cao trào trong vở hài kịch
cổ điển “The Honeymooners”. Vở này
có anh bạn Jackie Gleason của tôi (vai Ralph) diễn
chung với Audrey Meadows (vai Alice). Khi nhân vật Alice
không biết vô tình hay cố ý bàn ra
tán vào về những dự tính của Ralph,
Ralph đã nhìn thẳng và trỏ ngón
tay vào giữa mặt Alice: “Alice, cô thật
là một người ba hoa lắm điều!”
Dù
bạn có tài nói năng tuyệt vời
đến như thế đi chăng nữa, có những
lúc tốt hơn hết là bạn nên im lặng.
Trong bất cứ cuộc trò chuyện nào
cũng cần phải biết kiềm nén chính
mình. Đừng nên nói những gì
quá khích, hãy để giác quan thường
xuyên mách bảo bạn rằng: im lặng có
tốt hơn không. Vì đôi khi sự im lặng
còn đáng giá hơn hàng ngàn
câu nói. Và có những lúc chỉ cần
im lặng người ta cũng hiểu ý của
bạn rồi.
< |
Khi sao chép tài liệu này phải ghi rõ trích từ nguồn
http://vg34.wapath.com
để người xem có thể tìm về nguồn nhơ tư vấn khi cần thiết
============
When copying this document must clearly deducted from
http://vg34.wapath.com
so viewers can return to power through the necessary consultation