VG34 | LINH HỒN KHÔNG CÓ
watch sexy videos at nza-vids!

Check google pagerank for vg34.sextgem.com
Rating for vg34.wapath.com
vg34.sextgem.com-Google pagerank and Worth

000stars2 3
VG34.WAPATH.COM



GOOGLE INTERNATIONAL TRANSLATE
DỊCH TRANG WEB NÀY THEO NGÔN NGỮ QUỐC TẾ

•NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO

Gần ba mươi lăm thế kỷ về trước, dân tộc A-ly-an (Aryen) thâu phục nước Ấn Độ và chia dân chúng ra làm bốn bực :

1. Chủng tộc Bà-la-môn (Brahmana), tức là các đạo sĩhọc hành uyên bác, giới hạnh đoan nghiêm; văn hóa học thuật của dân tộc đều ở trong tay các bậc này cả.

2. Chủng tộc Sát đế lỵ (Ksatrya), tức là giòng giõi vua chúa.

3. Chủng tộc Phệ xá (Vaisya), tức là hạng buôn bán bình dân.

4. Chủng tộc Thủ đà la (Soudra), gồm những dân tộc tôi tớ lao động.

Ngoài ra lại còn một chủng tộc là Ba-ly-a (Pariahs), tức là những dân tộc mọi rợ.

Theo luật Bà-la-môn thì chỉ có ba chủng tộc trên là có quyền đọc kinh học đạo mà thôi, còn hai chủng tộc dưới không có quyền gì và phải làm nô lệ cho ba phái trên.

Bấy giờ toàn cõi ấn Độ chia làm rất nhiều nước nhỏ, thường khi hòa chiến với nhau như đời Chiến quốc bên Trung Quốc, tuy đại thế vẫn thu về nước Ma-kiệt-đà (Magadha) (như các nước chư hầu với đời Chu Mạc vậy).

Nước này lớn nhất ở phía Nam sông Hằng hà (Gange), làm trung tâm điểm cho toàn xứ Ấn Độ.

Trong những nước có danh tiếng nhất thời ấy, có nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu)[7],vua tên là Tịnh Phạn (Sudhodana) Hoàng hậu là Ma-ha Ma-da (Maha-maya) con vua A-nâu Thích-ca (Anu-sakya) nước Câu-ly (Koly)[8]. Khi ấy vua Tịnh Phạn đã 50 tuổi và Hoàng hậu 45 tuổi mới thọ thai lần đầu. Theo tục Ấn Độ, đàn bà phải về nhà cha mẹ mà sanh con, và con sanh ra đều lấy họ mẹ, nên Hoàng hậu đã về nước Câu-ly, đản sanh được Hoàng tử lấy tên là Tất-đạt-đa (Siddharta) và họ là Thích-ca (Sakya).

Hoàng tử Tất-đạt-đa sau này là Phật Thích-ca, hiệu là Mưu-ni (Mouni), nghĩa là vắng lặng, nhơn đức hoàn toàn.

Nơi sinh Ngài là vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini). Năm 1897bác sĩ A Fuhrer có đào được ở nơi ấy một trụ đá của vua ADục (Asoka) (sau khi Phật tịch diệt chừng 270 năm) đánh dấuchỗ của đức Phật giáng sinh.

Còn về niên đại giáng sinh của Ngài hiện có nhiều thuyếtkhác nhau[9] . Theo thuyết phổ thông thì Ngài sanh ngày mồng 8 tháng tư âm lịch đời Chiêu Vương nhà Chu (trước Tây lịch 1027 năm). Nhưng theo pháp sư Pháp Châu, người Trung Quốc đã từng du học ở Tích Lan (Ceylan), dày công nghiên cứu về lịch sử Phật, có dẫn chứng bằng mấy chục bộ sách vừa văn Trung Quốc và văn Pali, thì Ngài sanh vào khoảng năm 563 trước Thiên chúa giáng sanh.

Ngài tư bẩm thông minh từ thuở nhỏ. Bảy tuổi Ngài theo học các đạo sĩ phái Bà-la-môn, như ông Tỳ-xa-mật-đa-la (Visvamitra) và ông tướng võ S ằn-đề-đề-bà(Ksautidiva). Dần dần Ngài thông hiểu các khoa, nhất là nghị luận, triết lý. Chính trong khi bắt đầu hiểu biết ấy, cũng là khi Ngài bắt đầu cảm thấy chán nản cuộc đời vinh hoa phú quý và buồn đau cho cuộc thế của nhân sinh.

Nhưng vì cớ gì một vị thiếu niên Hoàng tử sống một cuộc đời đẹp đẽ, không bao giờ trực tiếp với đời mà lại có tâm lý ấy ? Rồi sau đây tại sao Ngài biết đời khổ mà xót thương đến phải xả thân để tìm phương giải thoát ? Chúng ta cần nên tìm sâu vào nguyên lý ấy.

Cứ suy mấy bậc thánh triết Trung Hoa ai cũng biết, bởi sống giữa thời đại quá suy đồi, lớn hiếp bé, mạnh hiếp yếu, thì ngài Lý Đam mới tạo ra được triết lý vô vi của đạoLão; đời Xuân thu phong hóa đồi bại (cha không ra cha, conkhông ra con, vua không ra vua, tôi không ra tôi), thì Ngài Khổng Khâu mới sáng ra phép tu thân của đạo Nho. Như vậy đủ rõ, hoàn cảnh giúp nên thánh triết, mà người trở nên thánh triết chỉ là người muốn cải thiện thời thế. Nếu đời chiến quốc không phải là thời phong kiến, và là đời sống thanh bình như thời Nghiêu, Thuấn thì đủ có Khổng tử hayLão tử, nước Trung Quốc cũng không thêm được món triết lý nào.
Vậy nói đến Phật Thích-ca, tất cũng phải xét đến nguyênnhân chánh đáng. Nguyên nhân chánh đáng ấy chính là lòng từ bi của Ngài, nghĩa là suy đến hoàn cảnh Ngài.

Như trên đã nói, dân tộc ấn Độ bấy giờ chia ra làm năm phái rõ rệt Ngài là giòng quý tộc. Nhưng xét ra giòng quý tộc chỉ có quyền mà không cóthế, vì bao nhiêu học thuật, luật pháp đều ở trong tay phái Bà-la-môn cả. Một Hoàng tử thiếu niên có đủ tài như đức Thích-ca, thấy vậy tất phải sinh lòng bất mãn cho cái chế độ ấy. Rồi Ngài lại thấy cái khổ của những kẻ nô lệ gần Ngài. Ngài sinh ra bất bình với cái tập quán bất công của dân tộc. Sự buồn rầu của Ngài khởi điểm từ đấy. Lại hằng ngày Ngài thường nghe và thấy bao nhiêu chuyện đau khổ của nhân loại, và, dù người được sanh vào nơi quyền quý, nơi mà người đời đã cho là sung sướng, cũng không tránh khỏi bốn cái ách “sanh, lão, bệnh, tử”. Thế là Ngài bắt đầu ngờ vực mới triết lý truớc sự sống đau khổ của loài người.Ngài lại càng buồn rầu khi thấy chỉ có mình Ngài cảm biết nỗi đau khổ ấy, còn biết bao nhiêu người vẫn sống mêman.. ... tranh đua, áp chế, cướp giết lẫn nhau, gây thêm cho nhau bao nhiêu là cảnh khổ não thương tâm, mà người đời vẫn triền miên sống trong vòng tội lỗi tối tăm, trong cảnh khổ không bờbến mà không hề tự biết ? Nhơn đó Ngài mới nhóm trong tâm một lý tưởng : “Phải tìm lấy chơn lý đủ cứu vớt chúng sinh ra ngoài bể khổ”. Từ đó Ngài cố tìm trong kinh điển, trong đạo lý để mong tìm thấymột chân lý mà giải luận cuộc nhân sanh.

Năm 16 tuổi, Ngài vâng lời vua cha cưới 3 vị phu nhân La-gia (Gapika), Gia-du-đà-la (Yasodhara), Lộc-giả (Urganika). Bà Gia-du-đà-la sanh được một con trai lấy tên là La-hầu-la. Nhưng càng ngày Ngài càng chán nản đời sống tầm thường dù vợ đẹp con yêu ấy.

Năm 19 tuổi, khi sự chán nản lên đến cực độ, Ngài quyết bỏ vợ con, bỏ cuộc đời vinh hoa phú quý, vào hang núi chịu đói rét, tu khổ hạnh để mong tìm nghĩ được một phương pháp gì cứu loài người ra khỏi vòng khổ ải, và bầy cảnh cực lạc trên thế gian.
Trong mấy năm ấy, Ngài đi tìm hỏi mấy vị đạo sĩ có danh tiếng, nhưng Ngài thấy triết lý của vị nào cũng không được siêu thoát lắm. Ngài liền vào ẩn trong dãy Tuyết Sơn (tức là núi Già-xà-gaya trong sách Phật ngày sau gọi là Khổ hạnh lâm) để tu tập thiền định. Trong 6 năm trời tu khổ hạnh, nhưng Ngài không thấy chứng được đạo quả gì. Ngài mới đi đến núi Tượng Đầu (Gajasirsa) bên sông Ni-liên-thuyền (Nai-Rạdjjâna)[10] tắm rửa xong, Ngài thọ bát sữa của mấy nàng mục nữ cúng, rồi Ngài ở đó một mình tỉnh tọa suy xét. Ngài thề : "Ta ngồi ở đây nếu không chứng được đạo quả, thì dù có tan nát thân này, ta quyết không bao giờ đứng dậy.”Dưới gốc cây Tất-bát-la (Pippala), Ngài ngồi định tâm, vừa định tâm 48 ngày thì, một hôm, khi sao mai vừa mọc, Ngài bỗng thấy trong tâm sáng suốt, rõ thấy chân lý của vũ trụ và nguồn gốc sanh tử của chúng sinh: Ngài đã thành Phật. Bấy giờ Ngài vừa 31 tuổi[11], ngày ấy nhằm ngày mồng 8 tháng chạp lịch Trung Hoa (Ngày nay ở Nam thành Patna chừng110 cây số có thành Già gia (Gaya) và cách thành này 13 cây số có linh địa gọi là Phật-đà Già-gia (Bouddha Gaya), tức là chỗ Ngài thành Phật vậy. Còn cây Tất-bát-la là chỗ Ngài ngồi nhập định, sau gọi là cây Bồ-đề, dấu tích nay vẫn còn.

Khi ấy Ngài yên lặng, hoàn toàn sống trong sự sáng suốt nhiệm mầu của chân lý mà Ngài đã chứng ngộ, rồi Ngài trở lại với loài người đem đạo lý ra mà thuyết phápgiáo hóa.

Từ đó Ngài chu du khắp các lưu vực sông Hằng hà, giáo hóa được vô số chúng sinh đương mê muội, trở nên giác tĩnh, đều qui y Phật pháp để tu hành diệt khổ, chứng đạo Niết-bàn.

Ngài thọ 80 tuổi và tịch diệt vào ngày rằm tháng hai, trong một vườn cây gần thành Câu-thi-la (Kusinagara).

Sau khi Phật Niết-bàn, ngài Ma-ha Ca-diếp (Maha-kôsyapa) thay Phật thống suất Tăng chúng, họp cả thảy 500 vị đệ tử Phật, ở thành Vương-xá (Rajagrika) giảng tụng lại đạo lý của Phật đã dạy. Đồng thời ở chỗ khácsuất Tăng chúng, họp cả thảy500 vị đệ tử Phật, ở thành Vương-xá (Rajagrika) giảng tụng lại đạo lý của Phật đã dạy. Đồng thời ở chỗ khác cũng có ngài Ba-sư-ca (Câspa) chiêu tập hàng vạn Tăng chúng kiết tập Pháp tạng. Nhơn đó trong Phật giáo bắt đầu chia làm hai phái Thượng tọa và Đại chúng.
Rồi lần hồi đến kỳ kiết tập thứ hai (sau Phật Niết-bàn hơn 100 năm), kỳ kiết tập thứba (sau Phật Niết-bàn hơn 200 năm), và kỳ kiết tập thứ tư (sau Phật Niết-bàn chừng 600 năm); qua các kỳ kiết tậpấy lần lượt lại chia thành 20 bộ phái; tuy có chia ra nhiều bộ phái như vậy, mà vẫn tôn thờ một giáo chủ: Phật Thích-ca, và giáo lý đều nương vàolời Ngài dạy từ trước làm thánh điển.
Trong bốn kỳ kiết tập kể trên, hai kỳ đầu chỉ nhóm chúng lại rồi các vị Thượng tọa lên đàn giảng tụng lại những lời Phật dạy cho nhớ thôi, mãi đến hai kỳ kiết tập sau mới có biên chép thành kinh điển. Kết quả thành hai lối văn : văn Phạn và văn Pali. Phật giáo nhờ đó truyền bá hầu khắp toàn cõi Ấn Độ, cho đến ngày nay đã thành thế giới hóa.
Gần đây các học giả âu Châu nghiên cứu Phật giáo, lấy nước Ấn Độ làm trung tâm, đem Phật giáo chia làm Nam phương Phật giáo và Bắc phương Phật giáo. Như hiện nay Phật giáo truyền ớ Tích Lan (Ceylan), Miến Điện, Xiêm La, Lào, Cao Mên, v.v. . . gọiNam phương Phật giáo Phậtgiáo truyền ở Népal, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bổn,v.v. . . cả đến Việt Nam ta gọi là Bắc phương Phật giáo. Sở dĩ gọi Nam phương và Bắc phương chỉ là sự phân chia về địa lý, chớ không phải nói về Đại thừa, Tiểu thừa; chẳng qua có thể nói Bắc truyền Phật giáo phần nhiều thuộc về phát triển Phật giáo ; Nam truyền Phật giáo so lại gần với nguyên thỉ Phật giáo.
Nam phương Phật giáo theo kinh điển văn Pali ; Bắc phương Phật giáo theo kinh điển văn Phạn.
*
Kể từ khi Phật giáo chia thànhbộ phái rồi thì mỗi bên chấp mỗi kiến giải khác nhau, tranhnhau nghị luận thật đã ráo riết, khiến trên lịch sử Phật giáo Ấn Độ, về khoảng trước thế kỷ thứ nhất, thứ hai Đại thừa Phật giáo cơ hồ không còn lưu hành nữa. Mãi đến đầu thế kỷ, ở Bắc ấn Độ có ngài Mã Minh ra đời, làm luận Đại thừa khởi tín, cùng nhờ sức ủng hộ của vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniska), ngài hết sức tuyên bố phục hưng giáo lý Đại thừa, từ đó Đại thừa lần thạnh.
Sau đó 100 năm, lại có ngài Long Thọ nối tiếp ra đời, làm luận Trung quán, luận Thập nhị, luận Trí độ v.v… làm Khaitổ về Đại thừa Không tôn và cả Chơn ngôn tôn nữa. Đại thừa Phật giáo nhơn đó càng được phát dương lên mãi.
Nối nghiệp ngài Long Thọ, có hai vị đệ tử là Long Trí và Đề Bà, cả hai ngài cùng làm luận giảng đạo phá dẹp ngoại đạo, Tiểu thừa, hoằng dươngĐại thừa (Phật giáo truyền vào ta lúc này).
Đương thời ở Bắc Ấn Độ, Tiểu thừa giáo vẫn còn thạnhhành; có ngài Ha-lê-bạt-ma (Hari-mamlan) chiết trung học lý của các bộ phái, làm ra luậnThành thật, phát huy đạo lý về Nhơn không, Pháp không, rất có ý tổng hợp cả Đại thừavà Tiểu thừa trong đó. Tiểu thừa Phật giáo ở Ấn Độ đến đây có thể bảo là chung kết.
Đến sau khi Phật Niết-bàn hơn 900 năm, có ngài Vô Trước sanh ở Bắc Ấn Độ, sauđến Trung Ấn, đề xướng giáo nghĩa Đại thừa Duy thức.Có em là ngài Thế Thân nguyên trước vốn người theohọc Tiểu thừa, có làm luận Cu-xá, sau theo anh học Đại thừa, rồi cả hai ngài đều cực lực phát dương giáo nghĩa Đại thừa Duy thức.
Vào khoảng 1000 năm sau khiPhật Niết-bàn là thời kỳ Phật giáo Ấn Độ phát triển đến chỗ rực rỡ, có nhiều bậc Đại đức, nhiều vị luận sư ra đời, tuyên truyền giáo lý.
Nhưng đến sau khi Phật Niết-bàn khoảng 2000 năm, đạo Bà-la-môn được cơ phục hưng, họ hết sức bài xích Phật giáo. Lại có Hồi giáo ở Thổ-nhĩ-kỳ (Turquie) xâm nhập Ấn Độ, dùng thủ đoạn khốc liệt, gia hại Phật giáo, đập tháp phá chùa, hủy diệt chánh pháp. Vì thế Phật giáo phải bị suy diệt, hầu đến tuyệt tích! Các nhà viết sử Phật giáo Ấn Độ chấm dấu ngay từ đó.
Nhưng đến thế kỷ 19, nước Anh xâm lăng Ấn Độ đồng thời với văn hóa nước ấy, người Âu châu họ rất để tâm nghiên cứu, ngày thảy tiến tới. Nên với giá trị phổ biến của Phật giáo, họ đã nhận thức một cách đặc biệt và xônxao khen ngợi. Khi đó, người Ấn Độ cũng bắt đầu kinh ngạc, nhìn cái văn hóa nước mình, mới lên tiếng kêu gào : Phục hưng Phật giáo.
Rayendrachilala tiên sanh là một học giả Phật giáo đầu tiên, xuất hiện giữa phong trào nghiên cứu văn hóa ấn Độ của người Âu Tây. Người căn cứ vào 144 loại kinh về Phạn bản ở Népal, làm ra quyển “Népal Phật giáo Phạn bổn” (Thelitasanskrit Buddhist Lilterature of Népal). Năm 1888 lại có cho xuất bản quyển “Tiểu phẩm Bát-nhã”. Đối với sự nghiên cứu Phật giáo người rất là có công.Năm 1893 có Sarat Chandrodas tiên sanh lại đề xướng lên hội “Nghiên cứu thánh điển Phật giáo Ấn Độ và nhân loại học thuật”. Khi ấy lại càng kích thích người Ấn Độ đối với cơ vận nghiên cứu Phật giáo.
Đại Bồ-đề hội là một đoàn thểrất có thế lực trong công cuộc vận động phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ hiện thời. Sáng lập vào năm 1891, chi bộ đều có đặt ở các chỗ như là Nữu-ước, Luân Đôn v.v. . . Sự bố giáo hầu khắp Âu Mỹ. Rồi đến toàn Tích Lan Phật giáo đại hội (1918), toàn Ấn Độ Phật giáo đại hội (1928), trước sau thành lập, đều xây dựng trên một mục đích “Chấn hưng Phật giáo”.
Đến như hiện nay nhân dân Ấn Độ tổng kê được là 301.894 vạn người, tựu trung Phật giáo đồ chiếm được số 1157 vạn.

Như vậy ta đủ thấy quang cảnh thạnh đạt đến dường nào!
[7] Nay là xứ Piprava gần thánh Gorakrpur. phía Nam nước Népal.
[8] Nam là Rummindei của nước Tarai.

[9] Những niên đại Phật giáng sanh của các thuyết :
1023 - 585 - 624 - 623 -566 - 559 -557 - 487 - 456 trước Thiên chúa giáng sanh.

[10] Nay là sông Phalgu.
[11] Có sách nói Ngài 29 tuổi Xuất gia, 35 tuổi Hành đạo. Lại có sách nói Ngài 39 tuổi Hành đạo.

 


Online Users
online counter

VISIT: 8380

TRỞ VỀ TRANG CHỦXẾP HẠNG QUỐC TẾ

Khi sử dụng các tài liệu trong trang wap này, xin vui lòng ghi rõ:
"từ http://vg34.wapath.com"
để người xem biết và có thể trở lại wapsite nguồn gốc tham khảo ý kiến khi cần thiết.



When using the document in this wap page, please specify:
"from http://vg34.wapath.com"
so that viewers know and be able to return wapsite sources consulted when necessary



GOOGLE INTERNATIONAL TRANSLATE
DỊCH TRANG WEB NÀY THEO NGÔN NGỮ TRONG KHUNG LỰA CHỌN BÊN TRÊN

KHI XEM TRANG WEB NÀY ĐỀ TÀI MÀ BẠN QUAN TÂM THEO DỎI LÀ GÌ?
chúng tôi sẽ bổ sung theo
nhu cầu của ban
  
pollcode.com free polls 

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY VỚI MỌI NGƯỜI



NHẬP TỪ KHOA BẤT KỲ VÀO KHUNG BÊN DƯỚI ĐỂ TÌM CÁC NỘI DUNG TRONG TRANG WAP NÀY


CÁC TRÌNH DUYỆT ĐANG ONLINE
tại các trang nào trong wap?

NHẬN QUẢNG CÁO WAP TẠI TRANG CHỦ NÀY VÀ TẤT CẢ CÁC TRANG PHỤ TRÊN WAP NÀYMọi chi tiết xin liên hệ vg34dmv@gmail.com hay SMS +841207815475 (số máy này chỉ nhận được tin nhắn, không đàm thoại được)

GAMES HAY ĐÃ VIỆT HÓA
Hãy Download ngay
CLICK VÀO ĐÂY
Bạn sẽ được như ý...

Hãy Truy cập wapsite có từ năm 2009 với nội dung phong phú và liên kết trực tiếp với VG34
http://vvv6.xtgem.com

ĐẦU TRANG

THỐNG KÊ


TÌNH TRẠNG ONLINE HIỆN TẠI



TRỞ VỀ GIAO DIỆN XTGEM

web counter


ONLINE

online counter

Flag Counter


Online Users
online counter


SỐ TRUY CẬP RIÊNG TRANG NÀY
HÔM NAY: 21