Độ bền của máy tính phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng máy tính của bạn. Do đó, nếu không muốn thiết bị của mình gặp sự cố, bạn nên từ bỏ một số thói quen xấu sau đây.
Tạo quá nhiều biểu tượng
Màn hình Windows (desktop) của bạn sẽ trông giống như một ngăn kéo chứa rác, bởi vì nó sẽ tràn ngập các biểu tượng được trải dài từ đầu này đến đầu kia màn hình. Lúc đó nếu bạn muốn tìm file tài liệu quan trọng của công ty, bạn sẽ làm thế nào để tìm được biểu tượng (icon) của nó trong mớ hỗn độn đó?
Tắt máy bằng nút nguồn
Khi đã dùng xong máy tính laptop, nhiều người dùng có thói quen nhấn nút power để tắt máy tính. Tuy nhiên, trên nhiều máy tính, thao tác nhấn nút nguồn sẽ thực hiện tác vụ đưa máy tính về chế độ Sleep.
Về cơ bản, chế độ Sleep sẽ giúp máy tính chuyển sang chế độ hoạt động chỉ sau vài giây, song điều này vẫn được xem là thói quen xấu bởi 2 lý do:
Thứ nhất, vì chế độ Sleep không phải là chế độ tắt máy hoàn toàn nên laptop vẫn tiếp tục tiêu thụ điện của pin. Do đó, trừ khi máy tính xách tay được cắm vào một nguồn cấp điện, còn không nhiều khả năng khi bạn quay lại làm việc thì pin đã cạn.
Thứ hai, nếu quá lạm dụng cũng như tin tưởng một cách mù quáng vào chế độ Sleep thì máy tính của bạn sẽ hiếm có cơ hội khởi động lại. Trong khi đó việc khởi động lại thực chất là giúp Windows đang hoạt động thông suốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cách sau để tắt nhanh máy tính: Ấn và giữ nút nguồn, tuy nhiên bạn chỉ có thể thực hiện theo cách này khi máy tính bị khóa và bạn không có cách nào để khởi động lại hệ thống.
Lưu trữ mật khẩu không an toàn
Bạn sở hữu một mật khẩu “vững như bàn thạch” để sử dụng cho ngân hàng trực tuyến, nhưng rồi bạn lại lưu một bản sao của mật khẩu này trong một tập tin bảng tính (excel) chú thích trên Outlook hay trên điện thoại di động. Điều này sẽ thật nguy hiểm nếu chẳng may kẻ gian sử dụng thiết bị lưu trữ đó của bạn.
Khởi chạy ứng dụng từ trỏ chuột
Bạn vẫn thường sử dụng chuột để khởi chạy các ứng dụng? Mọi thứ đã lỗi thời.
Trong Windows 7 (và cả Vista, nếu kích hoạt thanh công cụ Quick Launch), bạn có thể khởi chạy mọi ứng dụng bên phải nút Start bằng cách ấn phím Windows và 1 con số. Ví dụ, biểu tượng trên thanh taskbar có vị trí gần nút Start nhấn (thường là biểu tượng của ứng dụng Internet Explorer) được gán số thứ tự là “1”.
Bằng cách ấn Windows + 1, bạn có thể khởi chạy ứng dụng đó trực tiếp từ bàn phím. Phương pháp này có tác dụng với 9 biểu tượng đầu tiên được gắn với thanh taskbar của Windows 7 (hoặc với thanh công cụ Quick Launch của Vista).
USB không được mã hóa
USB rõ ràng là một giải pháp lưu trữ thuận tiện, tuy nhiên loại thiết bị này rất dễ thất lạc hay mất và nó sẽ mang đến nhiều rắc rối bởi các thông tin cá nhân bên trong. Bạn có thể “bịt kín” lỗ hổng nguy hiểm này bằng cách cài đặt một phần mềm để mã hóa dữ liệu bên trong nó.
Nhắm mắt nhấn Next khi cài phần mềm
Đã bao giờ bạn thắc mắc về sự xuất hiện của các biểu tượng mới trên desktop? Tại sao các thanh công cụ không quen thuộc lại xuất hiện trong trình duyệt? Làm thế nào mà spyware kiểm soát máy tính của bạn? Lý do duy nhất ở đây là bạn đã trao cho chúng chìa khoá.
Nếu đã từng cài đặt nhiều ứng dụng, hẳn bạn có thói quen ngay lập tức nhấn chuột lên mọi nút Next mà không quan tâm đến nội dung thông báo đi kèm và điều này là sai lầm lớn.
Trong suốt quá trình cài đặt, nhiều ứng dụng hỏi bạn liệu có thể cài đặt phiên bản dùng thử hay miễn phí của các ứng dụng khác hay không, hay một thanh công cụ tìm kiếm mới cho trình duyệt.
Nếu cứ nhắm mắt làm theo hướng dẫn trong quá trình cài đặt thì bạn sẽ mất cơ hội chọn lựa các tùy chọn được cung cấp và kết quả là bạn sẽ nhận được những phiền toái không mong muốn.
Do đó, hãy thực hiện mọi việc thật chậm và cẩn thận. Hãy dành ra vài giây để đọc các thông báo và điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi những ngạc nhiên không được chào đón.
(Theo VnMedia)
< |
Khi sao chép tài liệu này phải ghi rõ trích từ nguồn
http://vg34.wapath.com
để người xem có thể tìm về nguồn nhờ tư vấn khi cần thiết
When copying this document must clearly deducted from
http://vg34.wapath.com
so viewers can return to power through the necessary consultation