và cách phòng trị
Thiệt
hại :
Chuột
hại lúa là dịch hại quan trọng ở
Châu Á. Ở nhiều nuớc trồng lúa
trong khu vực như Philippines, Malaysia,
Campuchia…hàng năm thiệt hại do chuột
ước tính khoảng vài chục triệu
đô la. Ở miền
Đặc
tính sinh học :
Ở Việt Nam, theo điều tra có
tới 43 loài chuột khác nhau, trong đó
đa số là chuột sống ở rừng (30
loài), còn lại sống ở đồng ruộng
(10 – 12 loài) và chuột nhà (4 loài). Riêng ở Đồng bằng sông Cửu
Long, đến nay đã phát hiện 13 loài
chuột hại lúa. Trái với sự lầm
tưởng của nhiều người, chuột có
mắt không tốt lắm, không nhìn thấy
xa, không phân biệt được màu sắc,
bù lại chuột có khả năng cảm nhận
mùi, vị thức ăn rất tốt.
Chuột có trí nhớ không tốt lắm,
nhưng lại rất thính tai, do
đó khi nghe tiếng động, dù rất nhỏ,
chuột có phản xạ ngay lập tức. Chuột
rất nhanh nhẹn,
Thức ăn :
Người
ta tính trung bình cứ mỗi ngày chuột
ăn hại tới 60 gam lúa, tuy vậy chuột
là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu
là thực vật xanh, ngoài ra chuột còn
ăn cả cá con, ốc sên, ốc bươu
vàng, cua…đặc biệt nếu thiếu thức
ăn xanh, tỷ lệ chuột cái đẻ sẽ
giảm. Nếu thiếu chất bột, chuột
cái sẽ không đẻ. Chính vì
lý do nầy góp phần giải thích tại
sao vào giai đọan lúa trổ – chín, tỷ
lệ chuột cái có chửa rất cao. Thức ăn ngoài việc cung cấp nguồn
dinh dưỡng cho chuột, còn quyết định
đến mật số của chuột, nếu nguồn
thức ăn giảm, chuột sẽ đẻ ít,
bên cạnh đó còn xảy ra hiện tượng
di cư như đã nói trên. Nghiên cứu
cho thấy vào tháng 10 - 1, chuột từ Việt
Sinh sản :
Chuột
do kích thước nhỏ, đẻ con non,
nên dễ bị các yếu tố bên
ngoài gây hại, bù lại chúng sẽ
đẻ nhiều để duy trì nòi giống. Thời gian thành thục của chuột
khá sớm, sau khi đẻ xong, khoảng 1 - 2
tháng sau, chuột sẽ bắt cặp trở lại
để đẻ tiếp lứa mới. Trong suốt
cuộc đời, chuột đẻ nhiều lứa,
trung bình một năm, chuột đẻ 3 - 4 lứa,
nếu thức ăn dồi dào, chuột có thể
đẻ 5 - 6 lứa và ngược lại. Mỗi lứa trung bình có 5 - 12 con.
Chuột con mới đẻ chưa mở mắt, chưa
có lông, tự tìm vú mẹ để
bú, khoảng 1 - 2 tuần sau sẽ mở mắt, bắt
đầu tự kiếm ăn. Tính
toán lý thuyết, một cặp chuột trong 1
năm có thể sinh sản ra hàng ngàn cặp
chuột. Như đã nói trên, tỷ lệ
chuột cái có chửa rất cao vào giai
đoạn đòng lúa làm đòng - trổ và trong khi mang thai, sinh sản,
chuột mẹ không ra ngoài kiếm ăn khoảng
10 - 15 ngày, do đó, nếu trong thời gian
này ta đặt bả, hiệu quả sẽ
kém, ngược lại nếu xông hơi giết
chuột thì hiệu quả sẽ cao. Ở Đồng
bằng sông Cửu Long, trong vụ Đông -
Xuân, mật số chuột ở đầu vụ
(tháng 11 - 12) thấp, sau tăng dần đến cuối
vụ (Tháng 2 - 3), trùng vào giai đoạn
lúa trổ - chín. Ở vụ
Hè - Thu, mật số chuột cao vào ngay đầu
vụ, đạt đỉnh vào tháng 5 (lúa
giai đoạn đòng), sau đó giảm dần.
Còn nếu ở chân ruộng cao, không bị ảnh
hưởng lũ, chuột bắt đầu
phát sinh vào tháng 6, đạt đỉnh cao
nhất vào tháng 10 – 11, sau giảm dần về
cuối vụ. Tỷ lệ chuột đực, cái
cũng khác nhau tùy
Phá hại :
Chuột
chủ yếu hoạt động và gây hại
vào ban đêm. Trên ruộng, chuột phá hại
vào bất cứ giai đoạn nào của
cây lúa, nhưng hại nặng nhất vào
giai đoạn đòng – trổ, lúc nầy
chúng ăn đòng non (có vị
ngọt) hay cắn ngang lúa, ăn hạt. Trong nhiều trường hợp, chuột cắn
phá nhiều hơn là ăn. Ở giai đoạn
hình thành đòng, chuột cắn thủng bẹ,
ăn đòng. Khi lúa sắp
chín, chuột vít dảnh lúa xuống để
ăn hạt, dảnh bị hại
thường bị cắn đứt, chỉ còn một
phần nhỏ dính vào thân. Nếu
bị hại sớm, lúa có thể phục hồi,
tạo ra dảnh mới, nhưng khi chín sẽ
không đều.Nếu bị hại
muộn, lúa không phục hồi được,
không cho năng suất.
Thiên địch :
Chuột
có nhiều thiên địch như rắn,
Thiên
địch của chuột hình thành một mắt
xích tự nhiên trong hệ sinh thái đồng
ruộng, do đó nếu mắt xích nầy bị
cắt đứt do săn bắt, giết hại quá
nhiều, sự cân bằng vốn đã mỏng
manh, nay không còn duy trì nữa, quần thể
chuột, tất nhiên, sẽ bộc phát thành
dịch hại nghiêm trọng.
Phòng – Trừ :
Điều cần quan tâm trước
tiên trong công tác diệt chuột là cần
tiến hành diệt chuột sớm ngay từ đầu
vụ, cần làm đồng loạt, liên tục
và đều khắp.Cần
có sự tham gia của toàn cộng đồng
bao gồm chính quyền và mọi nông
dân.
Phòng :
Cần làm sớm từ
đầu vụ.Nếu trong vụ trước, chuột
đã gây hại lớn trên diện rộng,
thì ngay cuối vụ, cần hoạch định ngay
kế hoạch trừ chuột cho vụ sau. Để
đề phòng cần chú ý:
1.Thời vụ : Cần xác định
thời vụ thích hợp. Nên gieo trồng
và thu hoạch đồng loạt.
2.Cơ cấu cây
trồng :
Không nên trồng quá nhiều loại cây
trồng trên đồng hay trồng giống lúa
quá ngắn ngày tạo điều kiện
có nguồn thức ăn liên tục và
nơi cư trú an toàn cho chuột.
3.Vệ sinh đồng
ruộng :
Cần phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ
ven bờ, không để ruộng hoang hóa. Tìm và phá ổ chuột ngay từ
đầu vụ.Bờ ruộng
không nên làm lớn. Sau thu
hoạch, nếu có thể, dọn sạch rơm rạ,
đốt đồng để hạn chế nơi
cư trú của chuột.
4.Bảo vệ
thiên địch của chuột. Điều nầy
có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
một nên nông nghiệp bền vững dựa
trên sự cân bằng các yếu tố sinh
thái.
5.Pháp chế : Cần có những
qui định về mặt pháp chế đối với
những ruộng để hoang hóa.
Trị :
1.
Bẫy cây trồng : Bẫy cây trồng
được áp dụng dựa trên đặc
điểm sinh học của chuột như khoảng
cách di chuyển tìm thức ăn, khả năng
khứu giác nhạy bén, tập tính không
đi lùi và tìm chổ chui khi có vật
cản.
Cách
tiến hành như sau :
Trên mỗi cánh
đồng khoảng 100 ha, chọn 4 – 6 mảnh ruộng,
mỗi mảnh rộng 1.000 m2. Trên đó trồng lúa
2.Dùng nước để
hạn chế và giết chuột : Nếu có thể, giữ
mức nước cao trong ruộng vào giai đoạn
đòng – trổ để hạn chế chuột
làm tổ ven bờ. Lợi dụng
nước lớn, gom chuột lên chỗ cao rồi tổ
chức săn bắt.
3.Tổ chức săn
đuổi : bằng
nhiều biện pháp như đào hang, đổ
nước, đánh bẩy, xông khói,
dùng chó săn, bắt hay dùng máy
cày quần bắt chuột. Nếu tổ chức
đào hang bắt chuột, thời điểm đạt
hiệu quả cao nhất là lúa ở giai đoạn
đòng - trổ (Chuột cái vào hang sinh sản).
Biện pháp xông hơi trừ chuột bằng
đất đèn (khí đá), lưu huỳnh,
đốt rơm trộn ớt khô, xông khói
lưu huỳnh cũng khá hiệu quả, lại rẻ
tiền, không gây ô nhiễm…Gần
đây trên thị trường có bán
viên thuốc Xì gà diệt chuột của
Công Ty Thuốc Trừ Sâu Sàigòn rất tiện
dụng và hiệu quả. Chỉ cần tìm hang
có chuột, bịt các ngóc ngách, rồi
đốt một viên xì gà bỏ vào
hang, thuốc bốc khói có lưu huỳnh
xông vào hang khiến chuột bị ngạt thở
rồi chết. Bằng cách nầy sẽ diệt
được cả hang chuột, không gây ô
nhiễm lại rất dễ thao tác.
4.Đánh bã : Mỗi công ruộng
1.000 m2, đặt 15 – 20 máng bã,
máng được đặt dưới bờ ruộng,
xa bờ khoảng 1 mét, cứ cách 10 mét ta
đặt một máng. Mồi có thể là gạo
tấm, cùi dừa, khoai mì thêm ít dầu
thực vật, nhất là
mồi làm từ lúa mộng và sáp trộn
thức ăn gia súc.… Để tránh hiện
tượng nhát bã, cần đặt bã mồi
không có thuốc liên tiếp 3 – 5
ngày, sau đó vài ngày, thêm thuốc
diệt chuột Zincphos 20% vào
5.Bắt chuột dùng
làm thực phẩm: Đây là biện pháp trừ
chuột rất hiệu quả lại có ý
nghĩa kinh tế quan trọng, cải thiện thu nhập
đáng kể. Thịt chuột rất ngon, có
giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn đạm
bổ sung quí giá cho khu vực nông thôn
có thu nhập thấp. Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu
Long, nhiều người bắt chuột để
bán cho các thương lái, giá trung
bình khoảng 15.000 – 20.000 đồng một
ký.Có trường hợp
dân Campuchia mang chuột qua biên giới để
bán. Ở nhiều quán ăn
ở
6.Phát huy kinh nghiệm của
nông dân: Nhiều nông dân có kinh nghiệm trừ
chuột rất hay như trộn hạt bã đậu
vào thức ăn chuột, rải dầu nhớt
có trộn thuốc trên đường đi của
chuột, dùng âm thanh bắt chuột, dùng sóng
siêu âm để đuổi chuột… Các
kinh nghiệm nầy cần được tổng kết,
đánh giá và phát huy để góp
phần vào phong trào trừ chuột.
Cần lưu ý hiện nay ở nhiều địa
phương, nhiều nông dân dùng điện
bắt chuột, đây là biện pháp tuy hiệu
quả nhưng rất nguy hiểm, bên cạnh việc
giết vài con chuột mà phải trả giá
bằng sinh mạng của con người là điều
không ai chấp nhận và phải được
nghiêm cấm.
Sau cùng, phòng trừ chuột
là một vấn đề lâu dài, không
thể sớm chiều mang lại kết quả ngay
và rồi chấm dứt chiến dịch. Điều có
ý nghĩa quyết định, cần phải quảng
bá đến mọi người là ý thức
duy trì và bảo vệ hệ sinh thái, trong
đó chính con người là một
thành viên sống cộng tồn cùng bao sinh vật
khác và chính điều nầy có ý
nghĩa hơn là việc giết vài con chuột.
7.Hệ thống
Điên Tử đuổi Chuột: Gần đây, trên
thị trường hàng gia dụng Điện Tử
bổng nhiên có xuất hiện nhiều thiết
bị đuổi Chuột Điện Tử sử dụng
sóng siêu âm. Những mặt hàng
này đa dạng về kiểu mâũ cũng như
tác dụng có khác nhau tùy sự nghiên
cứu những xung biến điệu trong sóng siêu
âm.Mỗi hãng có cách
thiết kế khác nhau không phải chỉ là
hình thức vỏ hộp bên ngoài và kiểu
dáng mà thôi, phần quan trọng chính là
board mạch và công suất sóng siêu âm
cũng như các biến điệu nhằm gây sự
sợ hải và khó chịu cho loài chuột
này.
CÁC BẠN NÊN LƯU Ý
Trong trường hợp bạn có cửa hàng bán thiết bị ĐIỆN GIA DỤNG, bạn có thể nhận làm đại lý tiêu thụ sản phẩm VG34 sẽ giới thiệu cho bạn nơi sản xuất để bạn trực tiếp nhận hàng về bán lẽ.