Những bài học đáng giá từ nhà tâm lý học đại tài Carl Jung
Carl Gustav Jung (Phát âm tiếng Đức: [ˈkaːɐ̯l ˈɡʊstaf ˈjʊŋ]; 26 tháng 7, 1875 – 6 tháng 6, 1961) là một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học Thụy Sĩ. Nổi tiếng nhờ ông thành lập một trường phái Tâm Lý học mới có tên là “Tâm Lý Học Phân Tích”(‘analytical psychology’) nhằm phân biệt với trường phái “Phân Tâm Học” (‘psychanalysis’) của Sigmund Freud. Và ngày nay có rất nhiều nhà tâm lý trị liệu chữa trị bệnh nhân theo phương pháp của ông. Phần lớn những điều được biết về cuộc đời của Jung được tìm thấy trong cuốn Tự Truyên của ông có tựa là ‘Memories, Dreams, Reflections’. Tuy không phải là người đầu tiên nghiên cứu về giấc mơ nhưng chính những phát kiến lớn lao trong lĩnh vực này của ông đã làm nên tên tuổi của Carl Gustav Jung. Tư tưởng của ông gây ảnh hưởng lớn lên nhiều nhà tâm lý học và các phòng trào tâm linh hiện đại. [wiki]
_____________________________
“Cô đơn không phải là không có ai ở gần bạn. Nhưng là không thể nói được với ai những gì là quan trọng đối với bạn.”
“Nếu có điều gì đó ta muốn thay đổi ở một đứa trẻ, ta nên trước tiên kiểm tra lại xem có điều gì đó cần phải thay đổi trong ta hơn không.”
“Nếu không có ai chơi đùa với sự huyền tưởng, đã không có sản phẩm sáng tạo nào được sinh ra. Món nợ mà chúng ta thiếu sự tưởng tượng là không thể tính được.”
“Không thể có sự chuyển biến từ tối thành sáng và từ thờ ơ thành hành động mà không có cảm xúc.”
“Một phần ba hồ sơ bệnh lý của tôi đang gặp khổ sở vì những triệu chứng không có tên trong từ điển khoa thần kinh, nhưng vì chứng vô cảm và trống rỗng từ cuộc đời họ. Đây cũng có thể được định nghĩa là một căn bệnh thần kinh của thời đại chúng ta.”
“Một trái tim thấu hiểu là tất cả trong một giáo viên, điều này không thể được đề cao bao nhiêu cho đủ. Một người nhìn lại với sự ngưỡng mộ đối với những giáo viên xuất sắc, nhưng với lòng biết ơn đối với những giáo viên đã đánh động tới tâm hồn người đó. Giáo án là một điều kiện cần, nhưng hơi ấm là một yếu tố sống còn cho những mầm non đang lớn và cho tâm hồn của một đứa trẻ.”
“Bạn làm những gì bạn làm. Không phải những gì bạn nói bạn sẽ làm.”
“Một người không được khai sáng bằng cách tưởng tượng đến ánh sáng, nhưng bằng cách ý thức được bóng tối.”
“Không một ai, khi nào mà người đó còn trôi theo dòng đời điên loạn, thoát được khó khăn.”
“Lỗi lầm, sau cùng thì, cũng là những nền móng của sự thật. Và nếu một người không biết một điều gì đó là gì, ít nhất thì nó cũng là một bước tăng tri thức nếu hắn biết nó không phải là gì.”
“Ta không nên giả vờ hiểu thế giới chỉ bởi với cái trí; ta hiểu nó bằng cảm xúc cũng nhiều y như vậy.”
“Bất kì điều gì làm ta khó chịu có thể dẫn ta đến sự hiểu biết chính mình.”
“Ta không thể thay đổi bất kì điều gì trừ khi ta chấp nhập nó.”
“Bi kịch lớn nhất của nhiều gia đình là những điều không thể hiện ra của phụ huynh.”
“Khi trí tuệ lên ngôi, không có mâu thuẫn giữa lý trí và cảm xúc.”
“Người ta sẽ làm mọi thứ, bất chấp nó xuẩn ngốc đến thế nào, chỉ để từ chối đối diện với tâm hồn họ.”
“Quả lắc của cái trí lắc lư giữa vô lý và có lý, không phải giữa sai và đúng.”
“Cho tới khi bạn làm cho điều vô thức trở nên hữu thức, nó sẽ điều khiển đời bạn và bạn sẽ gọi nó là định mệnh.”
“Biết được điểm tối của ta là cách tốt nhất để sử sự với điểm tối của người khác.”
“Sự gặp gỡ giữa hai cá tính giống như sự kết hợp giữa hai chất hóa học: nếu có bất kì phản ứng nào, cả hai đều biến đổi.”
Khi sử dụng các tài liệu trong trang wap này, xin vui lòng ghi rõ:
"từ http://vg34.wapath.com"
để người xem biết và có thể trở lại wapsite nguồn gốc tham khảo ý kiến khi cần thiết.
When using the document in this wap page, please specify:
"from http://vg34.wapath.com"
so that viewers know and be able to return wapsite sources consulted when necessary