NHỮNG LƯU Ý |
Bỏng được xem như một loại chấn thương trên da hay các mô khác. Bỏng xuất hiện khi một vài hay tất cả các tế bào bị tiêu diệt bởi: sức nóng, lạnh, điện, phóng xạ, hay các tác nhân hóa học khác.
Bỏng do nóng: Độ sâu của tổn thương do bỏng gây ra có liên quan với: diện tiếp xúc, thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt, độ dày của da. Do tính dẫn nhiệt của da thấp, hầu hết bỏng nóng ảnh hưởng đến lớp biểu bì và 1 phần hạ bì. Những nguyên nhân thường gặp của bỏng nhiệt: dụng cụ chứa chất nóng bị vỡ, chất lỏng nóng, những vật dụng nóng, hơi nóng.
Bỏng do lạnh: xảy ra khi các tinh thể băng đá làm bỏng tế bào hay chúng tạo nên môi trường ưu trương trên mô. Sự lưu thông của dòng máu có thể bị trì trệ, gây nên thuyên tắc mạch máu đồng thời với thiếu oxy mô.
Bỏng do hóa chất: Tổn thương được tạo ra do hàng loạt các phản ứng bao gồm: sự thay đổi pH da, tổn thương màng tế bào, hay các độc chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển hóa trong tế bào. Tiếp xúc với acid gây đông máu mô trong khi kiềm gây phân hủy mô làm chúng bị hoại tử.
Bỏng do điện: Bỏng do điện chuyển thành bỏng do nhiệt do tính dẫn điện của các mô trong cơ thể kém. Cường độ dòng điện phá hủy chức năng và sự trao đổi ion ở các kênh trên màng tế bào. Sự nghiêm trọng của tổn thương phụ thuộc vào: đường đi của dòng điện, tính kháng trở của các mô tiếp xúc, cường độ dòng điện và thời gian tiếp xúc.
Bỏng do hít: Xảy ra khi có các vụ nổ hay hít phải các hơi nóng. Khói nóng thường chỉ làm bỏng thanh quản, trong khi hơi nóng có thể làm bỏng cả các cơ quan bên dưới thanh quản.
Bỏng phóng xạ: Năng lượng phóng xạ hay các ion phóng xạ gây ra bỏng thường gặp nhất là “bỏng mặt trời”. Tùy thuộc vào năng lượng photon, tia phóng xạ có thể gây bỏng rất sâu. Bỏng phóng xạ thường có liên quan đến ung thư do khả năng các ion phóng xạ làm biến đổi DNA.
Tiếp theo đánh giá xem bệnh nhân còn tự thở và còn ý thức hay không. Nếu không phải gọi 115 hỗ trợ đồng thời với việc cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản.
Lập tức lấy lại nhiệt độ bình thường cho vùng da bỏng: Nếu bỏng nóng thì làm lạnh, nếu bỏng lạnh thì làm ấm.
Tránh làm tổn thương thêm vùng da bị bỏng bằng cách đắp gạc vaseline lên các nơi bỏng. Nếu không có vaseline thì cứ giữ nguyên tránh đụng chạm vào vùng bị bỏng.
Tuyệt đối không đắp sình non hay bất cứ loại sình nào lên vùng da bỏng. Sình non sẽ làm tăng tính dẫn điện và dẫn nhiệt vốn dĩ rất thấp thành cao ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Bên cạnh đó đắp sình làm vùng da bỏng thêm tổn thương. Tăng nguy cơ ghép da, tăng thời gian và chi phí điều trị. Đắp sình làm mất thời gian cho các động tác quan trọng, cần thiết khác và cản trở rất nhiều cho việc cấp cứu nội viện.
Đến thời điểm này, 01/2012, các tài liệu chuyên môn cho thấy tại cộng đồng không cần đắp thêm bất cứ loại gì khác ngoài các khuyến cáo trên.
BSCKI. Trần Tấn Hiếu
Tài liệu tham khảo:
American Burn Association White Paper. Surgical management of the burn wound and use of skin substitutes. Copyright 2009. www.ameriburn.or (Accessed on January 04, 2010).
Orgill DP, Solari MG, Barlow MS, O'Connor NE. A finite-element model predicts thermal damage in cutaneous contact burns. J Burn Care Rehabil 1998; 19:203.
Wolbarst AB, Wiley AL Jr, Nemhauser JB, et al. Medical response to a major radiologic emergency: a primer for medical and public health practitioners. Radiology 2010; 254:660.
Mertens DM, Jenkins ME, Warden GD. Outpatient burn management. Nurs Clin North Am 1997; 32:343.
Classification of burns Last literature review version 19.3: September 2011 | This topic last updated: April 28, 2011, Uptodate.
Khi sử dụng các tài liệu trong trang wap này, xin vui lòng ghi rõ:
"từ http://vg34.wapath.com"
để người xem biết và có thể trở lại wapsite nguồn gốc tham khảo ý kiến khi cần thiết.
When using the document in this wap page, please specify:
"from http://vg34.wapath.com"
so that viewers know and be able to return wapsite sources consulted when necessary