“Biết”
chưa hẳn là “hiểu”, là
“gặp”
Ta sử dụng
nhiều sản phẩm kỹ thuật nhưng không
phải ai cũng biết rõ về cơ sở khoa
học của chúng. Tuy nhiên, “mù khoa học”
là chuyện của mỗi cá nhân, chứ
nhìn chung, tri thức khoa học gia
tăng không ngừng.
Tiếc rằng,
“biết” không hẳn là
“hiểu”, giống như ta có thể
biết rất nhiều về một con người,
nhưng vẫn không “hiểu”, càng
không chắc đã “gặp gỡ”
được người ấy. Càng làm
chủ thiên nhiên, càng nâng cao năng
lực kháng cự và phòng vệ, con
người càng khao khát thiên nhiên. Trước
tác động “cào bằng” của
kỹ thuật (ngôn ngữ triết học gọi
là “đánh mất thực thể”),
thiên nhiên đáng mong ước ấy đang
bị dồn vào một góc: những vườn
quốc gia, những khu bảo tồn thiên nhiên
bị rào kín không khác một sở
thú! Mỉa mai của sự tha hoá, tức
của việc “nhìn nhau xa lạ”, đã
đạt tới cao điểm: thiên nhiên mà
con người muốn “nhân hoá”,
“hoà giải” (Marx) suy tàn ngay trong tiến
trình nhân hoá, hoà giải. Hai mặt
biện chứng hầu như khó bề tái
hợp: vừa không được kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản
xuất, vừa đồng thời không
được “khinh rẻ và hạ nhục
thiên nhiên trong thực tiễn” (Marx, 1883).
Thêm
nữa, một cách hành xử “không tha
hoá” với thiên nhiên cũng tỏ ra
khá hàm hồ. Tình hình sẽ ra sao
đối với lao động vất vả ở
nông thôn và ở các nước chậm
phát triển khi sự “tha hoá khỏi tự
nhiên” nhiều khi lại là điều
cần thiết và được khuyến khích?
Dường như, sau khi bị “trục xuất
khỏi vườn địa đàng”, con
người không có lựa chọn nào
khác ngoài nỗ lực khôi phục tình
trạng lao động nhàn nhã
đã mất: đẩy mạnh và ngày
càng hoàn thiện kỹ thuật! Nhưng,
tiến bộ kỹ thuật có thực sự
là một sự tiến bộ?
Lưỡng
tính của tiến bộ kỹ thuật
Ngày
nay, không ai còn quá tin vào chủ nghĩa
lạc quan kỹ trị. Tiến bộ kỹ
thuật không phải bao giờ cũng nhất
thiết là một sự tiến bộ, điều
ấy là hiển nhiên và cũng đầy
nghịch lý. Một mặt, tiến bộ
kỹ thuật là hình mẫu của sự
tiến bộ nói chung: nhờ
có kỹ thuật mới, mục đích
được đề ra sẽ đạt
được trọn vẹn hơn, nhanh hơn, ít
tốn kém hơn. Mặt khác,
từ “tiến bộ” (cũng như
“phát triển”, “tiến
hoá”…) bao giờ cũng giả định
một đánh giá tích cực. Thế
nhưng, sự hoàn hảo trong kỹ thuật
chiến tranh hay đàn áp, kỹ thuật nghe
lén hay đánh cắp… khó có thể
gọi là “tiến bộ” đích
thực!
“Tiến
bộ” đúng là lưỡng tính. Một mặt,
chỉ được đánh giá là tiến
bộ khi quy chiếu với một mục tiêu hay
một thước đo nhất định. Bánh xe thường được xem là
mẫu mực để đo lường sự tiến
bộ. Nhưng văn minh vùng sông
Hy
vọng của những nhà lạc quan kỹ thuật
đang bị thực tế thách thức gay gắt. Những
thành tựu to lớn của tiến bộ kỹ
thuật đã và đang làm thay đổi
bộ mặt thế giới là không thể
phủ nhận. Năng suất kinh tế và
hiệu quả kỹ thuật song hành với các
yếu tố khách quan của chất lượng
sống: tuổi thọ, sức khoẻ, phòng
chống dịch bệnh, không gian hoạt động
độc lập với nhịp điệu và
cả sự bất trắc của tự nhiên.
Nhưng những cải thiện kỹ thuật ấy
có thể chỉ mới phục vụ và sinh
lợi cho một bộ phận dân cư trong một
nước hay cho một nhóm nước trong phạm vi thế giới. Nghèo
đói, thất học, tội ác và
nhiều tệ nạn do sự bất bình
đẳng sinh ra chưa hề giảm bớt mà
có xu hướng tăng lên.
Ngày
càng nhiều người nhận định rằng
kỹ thuật là một loại ma tuý giúp
xoa dịu và ngăn ngừa những thảm hoạ
nhỏ, nhưng lại làm gia tốc các thảm
hoạ lớn. Bởi kỹ thuật có thể giải
quyết nhiều vấn đề, nên người ta
dễ dàng tin rằng sớm muộn nó sẽ
giải quyết được mọi vấn đề.
Tất nhiên, lòng tin vào kỹ thuật
không phải là lòng tin mù quáng hay
hão huyền, Trong nhiều lĩnh vực, quả
thật kỹ thuật không chỉ giải quyết
được những vấn đề của lĩnh
vực khác, mà cả những vấn đề
do chính nó gây ra. Nó có thể
phòng tránh, xử lý hay ít ra là
giảm nhẹ những thiệt hại và nguy cơ
do mình là thủ phạm bằng các công
nghệ sửa chữa hay thay thế nguồn gây nguy
cơ. Tuy nhiên, điều này không chỉ
ngốn số chi phí khổng lồ mà còn
đòi hỏi phải có đội ngũ
lãnh đạo có ý thức trách
nhiệm cao độ và đội ngũ kỹ
thuật viên thông thạo, nhất là trong
các lĩnh vực phức tạp và có nguy
cơ cao như hạt nhân, khai khoáng, chế
tạo vũ khí… Trong khi đó, những
thách thức có quy mô toàn cầu như
kiểm soát sự gia tăng dân số, dành
tài nguyên cho các thế hệ sau, ngăn
cản sự biến đổi khí hậu, bảo
đảm nguồn lương thực, thực phẩm
và nước sạch trong lâu dài… cho
thấy rõ rằng sự cải thiện kỹ
thuật không thể thay thế cho việc thay
đổi quan niệm phát triển và cung
cách hành xử một cách căn bản.
Nguồn: SAIGON TIẾP THỊ ONLINE
Khi sử dụng các tài liệu trong trang wap này, xin vui lòng ghi rõ:
"từ http://vg34.wapath.com"
để người xem biết và có thể trở lại wapsite nguồn gốc tham khảo ý kiến khi cần thiết.
When using the document in this wap page, please specify:
"from http://vg34.wapath.com"
so that viewers know and be able to return wapsite sources consulted when necessary