Bí quyết chăm
sóc đôi bàn chân
Bạn vẫn thường nghe
nói massage chân giúp máu lưu thông
được một cách dễ dàng và
luôn tạo cho bạn cảm giác thư
giãn, thoải mái. Tuy nhiên,
nên massage chân như thế nào để đạt
hiệu quả cao thì ít ai có thể biết
được điều này.
Việc chăm chút đôi bàn
chân rất quan trọng và cần thiết, bởi
nó không chỉ ảnh hưởng tới yếu
tố thẩm mỹ mà còn có những
tác động trực tiếp tới sức khỏe
của bạn. Những bí kíp đơn giản
dưới đây sẽ giúp bạn chăm
sóc đôi bàn chân một cách
hoàn hảo và toàn diện nhất.
Trị gót chân nứt nẻ
Thời tiết lạnh
giá và khô hanh khiến vùng da ở
gót chân trở nên dày cứng và nứt
nẻ, thậm chí rớm máu. Gót
chân nứt nẻ không chỉ làm mất
đi yếu tố thấm mỹ của đôi
chân mà còn khiến bạn phải chịu
đựng cảm giác đau đớn. Những
chiếc “mặt nạ” và các cách
làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh
chóng cải thiện tình hình.
Bạc hà và đường
Thành phần: Một vài giọt dầu
bạc hà hoặc một vài nắm lá bạc
hà; 4 thìa đường đỏ; 4 thìa dầu
quả hạn hoặc dầu ôliu.
Cách làm: Trộn đường đỏ với
dầu của quả hạnh hoặc dầu ôliu, sau
đó thêm vài giọt dầu bạc hà.
Nếu không có dầu bạc hà có thể
dùng tay vò nát những nắm
lá bạc hà để lấy nước thay thế.
Đối với lá bạc hà không nên
dùng dao hay chày để giã lấy nước
mà hãy dùng tay.
Sau đó dùng hỗn hợp dung dịch bôi
lên gót chân, vùng bị khô nẻ, mỗi
ngày 1 - 2 lần. Bạn sẽ nhanh
chóng cảm nhận sự khác biệt.
Dầu
ôliu
Lấy dầu ôliu cọ xát vào những chỗ
chai sần và những vết khô nẻ. Nên lưu ý mát xa kỹ
vùng gót chân, đốt ngón chân
và những vùng nhạy cảm sẽ rất dễ
bị chai.
Cách làm này sẽ không chỉ
giúp bạn khắc phục được những cục
chai chân, mà còn giúp máu dễ lưu
thông, tạo cảm giác thoải mái.
Mặt nạ cho
đôi chân
Muối biển
Hòa tan 2 thìa muối biển
trong 2 lít nước lạnh để ngâm
chân. Bạn có thể dùng những viên
đá cuội to, nhẵn để massage nhẹ
nhàng từ đầu gối xuống mắt cá
chân, dọc mu và lòng bàn chân để
tẩy tế bào chết và thanh lọc độc
tố hoặc chà hai chân và các ngón
chân vào nhau.
Nước muối cũng giúp làm mềm
các vết chai chân và sát trùng nếu
gót chân có vết nứt nẻ. Sau 20 phút, lau chân khô và bôi
kem dưỡng ẩm.
Dầu
ôliu
Dầu ôliu chứa nhiều
vitamin và dưỡng chất làm mềm da và
nuôi dưỡng da tuyệt vời. Vào mùa khô hanh, phết
một lớp mặt nạ dầu ôliu mỏng
lên da, ủ chân trong vòng 10 phút sẽ cho
làn da mềm mượt, bóng mịn.
Mật ong
Mặt nạ mật ong
có tác dụng giữ ẩm hoàn hảo cho da
chân. Đắp mặt nạ
mật ong còn giúp thanh tẩy tế bào
chết, làm sạch và sáng da. Phết
một lớp mật ong lên da chân, để
chừng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước
ấm. Thực hiện mỗi tuần một
lần sẽ đem lại cho bạn một làn da mềm
mại, hồng hào.
Massage đôi bàn
chân
Bạn vẫn thường nghe
nói massage chân giúp máu lưu thông
được một cách dễ dàng và
luôn tạo cho bạn cảm giác thư
giãn, thoải mái. Tuy nhiên,
nên massage chân như thế nào để đạt
hiệu quả cao thì ít ai có thể biết
được điều này.
Cách massage chân không khó như bạn vẫn
tưởng. Nó cũng tương tự như việc
massage những bộ phận khác trên cơ thể.
Bạn hãy thoa lên đôi bàn tay một lớp kem dưỡng da mỏng
hay một chút dầu
Tiếp đó, bắt đầu massage
chậm rãi và nhẹ nhàng, từ lòng
bàn chân. Dùng các ngón tay cái bấm nhẹ vào lòng
bàn chân, rồi đến mặt dưới của
các ngón chân sau đó di chuyển xuống
phần gót chân. Dùng hai tay
siết chặt hai chân sau đó rồi thả lỏng
từ từ. Làm từ chân nọ chuyển sang
chân kia.
Phòng
ngừa bệnh nấm móng chân
- Nên mang dép, giày
hay những đồ bảo vệ đôi chân
khác khi sử dụng phòng tắm
- Luôn rửa chân và giữ cho chúng
được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột
dùng để thoa vào chân, giúp hút hết
hơi ẩm. Ngoài ra, bạn
cũng có thể dùng bột ngô để
hút ẩm.
- Thay tất mỗi ngày. Không nên
đeo tất từ ngày này qua ngày khác.
Nên chọn những đôi tất
có chất liệu thoáng. Mồ hôi
chân chính là điều kiện thuận lợi
giúp các loại vi khuẩn
và nấm sinh sôi nảy nở.
- Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận,
đều đặn,
- Không nên dùng
- Đeo giày và tất vừa với
cỡ chân. Không nên chọn những
đôi tất hay đôi giày quá chật sẽ
rất dễ bị nấm móng.
- Thường xuyên rửa chân bằng nước
và xà phòng.
Giảm
phù nề đôi bàn chân khi mang bầu
- Uống nhiều nước:
70% trọng lượng cơ thể bạn là nước,
nước được xem như là một loại
chất"xúc tác"giúp các phản ứng
hóa học trong cơ thể được thực hiện.
Việc uống đủ lượng nước
cho cơ thể trong giai đoạn bầu bí
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Tránh không vận
động trong một thời gian dài: Khi đang bầu
bì bạn không nên đứng im một chỗ
trong một thời gian dài. Bởi lẽ
nó sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống
dưới, điều này đồng nghĩa
đôi chân sẽ càng trở nên phù nề
nặng hơn.
- Nhiệt độ cao
không tốt trong giai đoạn mang thai:
Nhiệt độ cao không có lợi cho bà bầu
vì nó sẽ làm giảm lượng nước
trong cơ thể.
- Áp dụng một chế
độ ăn uống cân bằng:
Điều này rất quan trọng đối với
thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo
sức khỏe cho cả mẹ và bé mà
nó còn giúp bạn giảm nguy cơ bị
sưng phù đôi bàn chân. Ăn bổ
sung các loại thực phẩm giàu protein như
đậu, bơ, cá, thịt...
Nên hạn chế các loại đồ uống
có chứa cafein và cồn, bởi chúng
không chỉ là những loại đồ uống
gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng
phù nề ở cơ thể thai phụ.
Mẹo
"trị" chai bàn chân
Chai chân tuy không phải là một bệnh
và cũng không ảnh hưởng đến sức
khỏe, nhưng rõ ràng bạn sẽ không thể
dễ chịu chút nào với những vết chai
cứng nhắc, vướng víu, có khi gây
đau đớn.
Các biện pháp đơn giản nhưng hiệu
quả sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng
cải thiện tình hình.
- Lấy cùi hay nước ép của trái
đu đủ bôi lên vùng da sần.
- Dùng một chiếc khăn mềm hay bông
gòn thấm nước cốt chanh rồi sau
đó thấm và chà xát nhẹ
nhàng lên chỗ sần.
- Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật ong
đắp lên chỗ chai.
- Dùng một củ hành sống rửa sạch,
giã nát, đắp lên chỗ chai rồi
dùng vải buộc lại (nên dùng vải
xô, thoáng). Sau một ngày, bỏ
chỗ đắp ra rửa sạch, sau đó lại
đắp tiếp hành đã giã nát
vào vết chai. Mỗi ngày chỉ
cần đắp hành vào vết chai một lần.
- Cũng có thể lấy một cây hành
(đã bỏ lá), một củ tỏi tím
bóc bỏ vỏ ngoài rồi giã nhuyễn,
đắp vào chỗ chai, lấy vải buộc lại.
- Đi chân trần trên cát
có thể làm bong lớp tế bào chết một
cách tự nhiên. Nếu có
thể bạn hãy thường xuyên đi bộ
trên cát biển để có thể ngăn ngừa
chai chân.
Nếu
đã thử nhiều cách mà không
có kết quả, bạn có thể nhờ đến
sự giúp đỡ của bác sĩ. Đặc
biệt người bị bệnh tiểu đường
nếu có chai chân nên đến gặp
bác sĩ, không nên tự chữa ở
nhà vì có thể có những biến chứng
gây nguy hiểm.